Hoạch định chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến tái cấu trúc tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. Nhược điểm lớn của ngân hàng thương mại Việt Nam là vốn nhỏ nhưng lại đầu tư dàn trãi. Từ đó rất ít ngân hàng tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của riêng mình, hiện nay Vietcombank là một trong những ngân hàng đang phát huy thế mạnh của mình về dịch vụ thẻ và thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. Mặc dù thị phần thanh toán xuất nhập khẩu chỉ còn khoảng 20% nhưng doanh số vẫn tăng trong các năm qua. Trong khi
đó những ngân hàng khác lại thua lỗ rất nhiều từ những dịch vụ trên. Trường hợp Sacombank thua lỗ từ kinh doanh ngoại tệ trong năm 2010 lên đến 540 tỷ đồng là một ví dụ. Hay như cuộc chay đua giành thị phần thẻ hiện nay các ngân hàng đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng của dịch vụ này nhưng không phải nhà băng nào cũng kinh doanh hiệu quả.
Do đó xác định chiến lược, mục tiêu kinh doanh phù hợp với thế mạnh của mình cũng giúp cho bản thân mỗi ngân hàng không chịu nhiều áp lực gia tăng tiềm lực tài chính.
Trong bối cảnh hội nhập thị trường tài chính dần mở cửa ngành tài chính Việt Nam như chuẩn bị ra khơi. Biển có lúc êm đềm nhưng sóng to gió lớn cũng là quy luật của biển khơi nổi lên bất cứ khi nào. Để tồn tại và phát triển không còn cách nào khác mỗi ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tự ví mình như một chiến thuyền phải gia cố một cách chắc chắn dù anh có ra khơi hay không. Biển chứ không phải ao nhà, xác định phương hướng rõ ràng để tồn tại trong môi trường mới đã trở thành cấp bách.