Kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 52)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

2.3.3.1.Kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu

Kể từ khi Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam có hiệu lực và sau đó Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành tiếp Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì việc thực hiện phân loại nợ theo các quyết định trên của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh đã có hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế là 5%.

Thật vậy, số liệu hoạt động thực tế của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ giai đoạn 2006-30/06/2011 đều cho thấy dư nợ tín dụng luôn tăng trưởng và kéo theo sự gia tăng nợ xấu liên tục trong giai đoạn 2006-2008. Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN. Bước sang giai đoạn 2009-30/06/2011 nợ xấu được kiểm soát, xử lý được nợ tồn đọng, kết

quả là tỷ lệ nợ xấu được giảm mạnh so với những năm trước. Diễn biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ từ 2006-30/06/2011: năm 2006 là 0,14%, năm 2007 là 0,45%, năm 2008 là 3,22%, năm 2009 là 0,46%, năm 2010 là 0,13% và 30/06/2011 là 0,21%.

Như vậy, việc khống chế không để nợ xấu phát sinh và xử lý tốt các khoản nợ xấu còn tồn đọng là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, và kết quả này đã chứng minh được là công tác QTRRTD của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngày càng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 52)