Định hướng phát triển của các chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 70 - 72)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

3.2. Định hướng phát triển của các chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm

Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2015

3.2.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh

Là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, Viêt Nam đang dần hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động của các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đa quốc gia. Vì vậy, để hội nhập và cạnh tranh với các NHTM trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của VietinBank, các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với các mục tiêu trọng tâm như:

- Phát triển hiệu quả - an toàn - bền vững.

- Giữ vị trí quan trọng so với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và cả nước.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bảo đảm yêu câu phát triển kinh doanh trong giai đoạn hội nhập.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Nâng cao chất lượng quản trị điều hành, chất lượng QTRR trong mọi hoạt động ngân hàng.

- Thực hiện chính sách khách hàng, giữ vững khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời nâng tầm sự hợp tác khách hàng có hiệu quả hơn.

- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, giữ và thu hút cán bộ giỏi, sử dụng và phát huy tốt nguồn nhân lực.

3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép. Đẩy mạnh cho vay đối với các DNNQD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá thể, hộ gia đình, các KCN, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản lý được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của NHNN nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được các nguyên tắc sau:

• Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp.

• Phù hợp với chiến lược HĐKD của VietinBank trong từng thời kỳ, mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ.

- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc, từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

- Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng.

- Theo thông lệ quốc tế, một số điểm cần chú ý đối với vấn đề RRTD như sau:

• Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề, một lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề hay lĩnh vực có liên quan với nhau.

• Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết của Hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.

• Giảm thiểu RRTD trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 15 - 20%/năm.

• Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh vào một nhóm ngành hàng, khách hàng cho dù ngành nghề, khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

• Tăng khả năng phòng ngừa RRTD trong hoạt động tín dụng thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

• Nâng cao hiệu quả HĐKD và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong QTRRTD.

- Tăng cường đào tạo CBTD và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có và các sản phẩm dịch vụ mới. Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, QTRR và quản trị nhân sự.

3.3. Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)