Đối với ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 84 - 85)

D: Loại rất kém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy

3.4.3. Đối với ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam

Hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ ngân hàng của VietinBank đã được nâng cao. VietinBank đang dần hoàn thiện mô hình quản trị ngân hàng để tiếp cận với thông lệ quốc tế, để đạt được kết quả tốt đòi hỏi Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, HĐQT phải nâng tầm chức năng của Ban này theo hướng không chỉ giới hạn ở phạm vi kiểm tra, giám sát tính tuân thủ trong quá trình hoạt động mà tiến tới việc phải đánh giá được mức độ cũng như khả năng có thể xảy ra rủi ro tại từng bộ phận hoạt động, kinh doanh của ngân hàng.

Thực tế, có một số cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh còn yếu về nghiệp vụ. Nguyên nhân là do thiếu nhân sự nên phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh đã để cho cán bộ chuyên kiểm tra kiểm soát về nghiệp vụ kế toán thực hiện kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại… (vừa thực hiện kiểm tra vừa nghiên cứu chế độ). Như vậy, rõ ràng là những cán bộ này chưa nắm rõ quy trình, quy định về nghiệp vụ tín dụng, tài trợ thương mại… thì khó có thể phát hiện ra những sai phạm của hồ sơ cấp tín dụng. Cho nên, đề xuất ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi tuyển dụng nhân sự cũng như khi bố trí nhân sự cho phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, cần phải chọn người được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp để tiến tới chuyên nghiệp hóa trong kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, đề xuất ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sớm hoàn thành việc thành lập phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại tất cả các chi nhánh trong hệ thống để công việc kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh được thuận lợi và tình hình kiểm tra giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở phần đầu, đề tài đã nêu lên được sự cần thiết của công tác QTRRTD cũng như nhiệm vụ của công tác QTRRTD. Sau khi phân tích hoạt động tín dụng của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn (2006-30/06/2011) theo những chỉ tiêu cơ bản (tình hình huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu nợ theo thời gian, theo ngành kinh tế, theo loại hình kinh tế… cho thấy hầu hết các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã thực hiện khá tốt.

Kết hợp với phân tích thực trạng QTRRTD tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn (2006-30/06/2011), đề tài đã nêu lên được những tồn tại làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng cũng như công tác QTRRTD. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD trong toàn hệ thống VietinBank nói chung và các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Đồng thời, cũng kiến nghị với Chính phủ và NHNN một số vấn đề để tạo lập một môi trường kinh doanh và QTRRTD có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững. Sự nỗ lực của VietinBank cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công tác QTRRTD sẽ đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả góp phần cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)