Hoạt động M&A trước khủng hoảng tài chính năm 2008 :

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán sáp nhập - Hướng đi mới cho Việt Nam (Trang 27 - 31)

Trên thế giới, hoạt động M&A đã trải qua nhiều thăng trầm. Mỹ là nơi diễn

ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên của Thế giới, bắt đầu từ những năm 1895 đến

1905. Trong thời gian này, các công ty nhỏ sáp nhập với nhau và tạo ra những công

ty quy mô lớn hơn để thống trị thị trường, kết quả là có đến hơn 1.800 công ty đã biến mất. Tổng giá trị các công ty sáp nhập năm 1900 bằng 20% GDP của Mỹ tại

cùng thời điểm, trong khi tỷ lệ này trong năm 1990 là 3% và từ năm 1998-2000 vào khoảng 10%-11% GDP. Tiếp sau đó, Mỹ còn chứng kiến bốn chu kỳ đỉnh cao của

hoạt động sáp nhập: đó là các năm 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985 và 1998- 2000. Theo sau Mỹ, thị trường Anh cũng xuất hiện hoạt động M&A từ thập niên 60

ở thế kỷ XX. Thị trường các nước Châu Âu còn lại cũng có thị trường M&A từ

những năm 1980. Kể từ khi cả ba thị trường này đều có hoạt động M&A thì dường như những “đợt sóng “ của hoạt động này diễn ra ở thị trường Mỹ tất yếu sẽ kéo theo những đợt sóng mạnh ở thị trường Châu Âu và Anh do sự toàn cầu hóa của nền

kinh tế, cũng như sự liên quan của những thị trường này với nhau trong quá trình phát triển. Sau sự trổi dậy của làn sóng M&A của các doanh nghiệp trên Thế giới

diễn ra vào năm 2000 thì hoạt động này tạm thời lắng xuống. Nhưng đến năm 2004,

làn sóng M&A lại xuất hiện và liên tục phát triển mạnh cho đến hiện nay.

Như vậy, từ đầu thập kỷ 20 đến thời điểm trước khủng hoảng tài chính năm

2008, hoạt động M&A trên thế giới đã trải qua sáu đợt sóng, mỗi đợt sóng đều đại

diện cho những đặc trưng và kết quả cho từng giai đoạn phát triển khác nhau.

1897 – 1904: Giai đoạn sáp nhập cho mục đích độc quyền.

1916 – 1929: Giai đoạn sáp nhập với mục đích độc quyền nhóm bán.

1965 – 1969: Giai đoạn sáp nhập tổ hợp (sáp nhập thành tập đoàn).

1981 – 1989: Giai đoạn sử dụng đòn bẩy tài chính để thực hiện M&A đặc

biệt là M&A xuyên quốc gia.

1992 – 2000: Giai đoạn cấu trúc lại chiến lược.

Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế Thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới, dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. Đợt

sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa

sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như: Hàn Quốc, Singapore, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông... cùng với những chính sách kêu gọi đầu tư ở

những nước này đã mở ra một xu hướng hoạt động M&A xuyên quốc gia đặc biệt

cho những công ty, tập đoàn muốn mở rộng hoạt động, củng cố lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, vốn đã bão hòa tại thị trường những nước phát triển. Đặc biệt, do

áp lực cạnh tranh tăng cao nên trong giai đoạn này bùng nổ các hoạt động M&A

giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau. Tính từ năm 1996 đến 2006 tỷ trọng số lượng các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân so với tổng số tăng từ

6% lên 14%, trung bình mỗi năm số lượng các thương vụ tăng 12%. Nếu xét về giá

trị đã tăng từ 8% năm 1996 lên 24% trong năm 2006, và trung bình mỗi năm tăng

24%. Năm 2006, tổng giá trị M&A toàn cầu đạt mức cao kỷ lục 3.460 tỷ USD. Vào

năm 2007, hoạt động M&A trên thế giới lại đạt được kỷ lục mới, số liệu thống kê sơ

bộ của hãng thông tin tài chính Thomson Financial cho thấy tổng giá trị các vụ M&A năm 2007 đạt 4.400 tỷ USD, tăng 27% so với mức 3.460 tỷ USD vào năm 2006. Trong đó, thương vụ lớn có thể được kể đến là việc Ngân hàng Hà Lan ABN

Amro được Ngân hàng Anh Barclays mua lại với giá 90,8 tỷ USD vào tháng 4/2007.

Bảng 2.1: 9 thương vụ lớn nhất từ năm 2000-2004

Năm Bên mua Mục tiêu Trị giá(triệu USD)

2000 Fusion: Online Inc. (AOL) Time Warner 164,747

2000 Glaxo Wellcome Plc. SmithKline Beecham Plc. 75,961 2004 Royal Dutch Petroleum

Co.

Shell Transport & Trading

Co 74,559

2006 AT&T Inc BellSouth Corporation 72,671

2001 Comcast Corporation AT&T Broadband &

Internet Svcs 72,041

2004 Sanofi-Synthelabo SA Aventis SA 60,243

2000 Spin-off: Nortel Networks

Corporation 59,974

2002 Pfizer Inc. Pharmacia Corporation 59,515

2004 JP Morgan Chase & Co Bank One Corp 58,761

(Nguồn: www.Thomsonreuters.com)

M&A đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu hơn là bị thống trị bởi một vài quốc gia ít liên kết với nhau. Trong các năm 2000 và 2001, Mỹ, Châu Âu và Châu

Á đã giải ngân xấp xỉ tương ứng là 60, 30 và 10 phần trăm số lượng hợp đồng theo

mục tiêu. Nhưng từ năm 2005 tới năm 2008, sự phân bố này đã cân bằng hơn nhiều

theo tỉ lệ tương ứng là 40, 40 và 20 phần trăm. Hoạt động M&A xuyên quốc gia đã

tăng từ 23% theo tổng số trong năm 2000 lên 29% trong năm 2006 và 41% vào năm

2007.

Tuy nhiên, nhìn chung thì thị trường Châu Âu và Mỹ vẫn là thị trường luôn

diễn ra các hoạt động M&A sôi nổi nhất thế giới. Hoạt động M&A tại Châu Âu lần đầu tiên đã vượt qua Mỹ từ năm 2002, đạt 47% năm 2007 so với 34% cùng kỳ quý I năm 2006. Trong đó phải kể đến một số vụ như: HeidelbergCement AG mua lại

công ty Hamson Plc với giá 7,85 tỷ bảng Anh (15,5 tỷ USD); Tập đoàn Thomson Corp. thâu tóm Reuters Group Plc với giá 8,7 tỷ bảng Anh...

Biểu đồ 2.1

(Nguồn: www.gls.com.vn)

Nếu xét theo quy mô của từng ngành nghề cụ thể, theo thống kê của

Thomson Financial thì:

 Cho đến năm 2007, hoạt động M&A diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực Tài chính. Tuy số thương vụ ít hơn so với lĩnh vực Công nghệ thông tin nhưng Tài

chính vẫn là ngành chiếm giá trị hoạt động M&A cao nhất. Bên cạnh đó, một số ngành khác như Truyền thông, Công nghệ thông tin và Sinh học, hoạt động M&A

cũng diễn ra sôi nổi qua các năm. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước,

Biểu đồ 2.2

(Nguồn: www.gls.com.vn)

 Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Tài chính cũng chiếm đại đa số

(81%) trong thị phần cung cấp dịch vụ M&A, 19% còn lại thuộc về các doanh

nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán sáp nhập - Hướng đi mới cho Việt Nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)