Giải pháp xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động xác định

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán sáp nhập - Hướng đi mới cho Việt Nam (Trang 94)

doanh nghiệp

Đối với việc định giá tài sản vô hình

Một trong các tài sản quan trọng nhất, đóng góp rất lớn vào tổng giá trị doanh

nghiệp, đó là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam các chuẩn

mực để xác định hợp lý giá trị này còn rất sơ khai, chưa có phương pháp định giá

nào xác định đúng giá trị thực của tài sản vô hình, từ đó làm thất thoát khá lớn giá

trị của doanh nghiệp. Đặc biệt là khi các công ty đa quốc gia tiến hành mua lại các thương hiệu Việt trong công cuộc thâm nhập thị trường, thông thường doanh

nghiệp Việt Nam sẽ bị thua thiệt ở khoản này vì không định giá đúng giá trị của

doanh nghiệp mình. Do đó, Nhà nước cần ban hành khung pháp lý với các tiêu chuẩn cụ thể giống như các nước phát triển đã và đang làm hiện nay.

Đối với khung pháp lý điều chỉnh công tác định giá

Tuy hoạt động định giá doanh nghiệp đã có Thông tư hướng dẫn xác định

giá doanh nghiệp của Bộ Tài Chính, tuy nhiên nội dung trong Thông tư nhìn chung

là chưa phù hợp và còn nhiều thiếu sót về phạm vi ứng dụng, phương pháp xác định

giá trị doanh nghiệp cũng như việc xác định những yếu tố đầu vào cần thiết để có

thể xác định giá trị doanh nghiệp một cách hợp lý. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ cần

thiết phải sửa đổi, bổ sung theo đúng bản chất khoa học của công tác định giá để có

thể ứng dụng một cách linh động hơn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp.

Xây dựng trung tâm dữ liệu về các chỉ số tài chính cho tất cả các ngành nghề và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của kinh tế Việt Nam

Trong quá trình định giá, chúng tôi nhận thấy rằng: Các kỹ thuật định giá giá trị doanh nghiệp không phải là vấn đề lớn nhất để đạt được kết quả định giá hợp lý, mà chính là việc thiếu các cở sở thông tin về kinh tế vi mô của bản thân doanh

nghiệp cũng như thông tin kinh tế vĩ mô của Việt Nam và các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam để sử dụng trong các bước của quá trình định giá. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất giải pháp: Xây dựng một trung tâm dữ liệu đầy đủ, đa

dạng và đáp ứng được yêu cầu về tính chính xác đối với các thông tin kinh doanh, hoạt động, tài chính của các công ty đang hoạt động trong các ngành nghề tại Việt Nam, trước hết là đối với các công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Kho dữ

liệu không chỉ xây dựng về các thông tin thống kê kinh tế vĩ mô mà nên tập trung

về từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể (vi mô) của các công ty đầu ngành của Việt

Nam, các quốc gia có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Thái lan, Indonesia,

Malaysia… ) và các chỉ tiêu kinh tế của Mỹ để làm chuẩn mực .

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường mua bán sáp nhập - Hướng đi mới cho Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)