Khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính của
Mỹ khi các định chế tài chính lớn trên thị trường tài chính Mỹ lần lượt lâm vào phá sản do các khoản nợ xấu của thị trường cho vay bất động sản dưới chuẩn gây ra. Và nguyên nhân sâu xa dẫn đến thảm kịch này là “chủ nghĩa tự do kinh tế mới” đã thống trị trong cách vận hành nền kinh tế ở các quốc gia và nền kinh tế lớn trên Thế
giới gần ba thập kỷ qua, bắt đầu từ thời kỳ Tổng thống R. Reagan của Mỹ và Thủ tướng M.Thatcher của Anh (những năm 80 của thế kỷ XX) với khẩu hiệu “Nhà
nước yếu và thị trường mạnh”. Cuộc khủng hoảng này đã và đang gây ra những hậu
quả nặng nề cho nền kinh tế Mỹ và lan rộng khắp toàn cầu với mức độ ảnh hưởng khó lường. Đặc biệt tại Mỹ, nhiều ngân hàng bị thua lỗ, bị phá sản và có nguy cơ
phá sản, phải bán lại, sáp nhập hay thôn tính,.. Quốc hội Mỹ đã phải đưa ra các gói
cứu trợ khẩn cấp. Cũng trong năm này, Chính phủ Mỹ đã giải cứu cho Ngành Tài chính nâng tỷ lệ vốn Chính phủ bỏ ra mua lại các doanh nghiệp lên mức kỷ lục
5.5%.
Biểu 2.9
Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Bỉ,.. cũng đã phải đưa ra hàng loạt biện pháp cũng như tung ra các khoản cho vay lớn để cứu trợ
một số ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hay thiếu thanh khoản.
Ngày 11/1/2008 Bank of America – Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về tiền
gửi và vốn hóa đã bỏ ra 4 tỷ USD để mua lại Contrywide Financial sau khi ngân
hàng cho vay thế chấp này tuyên bố phá sản do nợ khó đòi quá lớn.
16-17/3/2008 Bear Stearn được bán lại cho JP Morgan Chase với giá
2 USD/cổ phiếu.
Ngày 14/9/2008 Bank of America cho biết sẽ mua lại Merrill Lynch với
trị giá 50 tỷ USD, tương đương 29 USD/cổ phiếu.
22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật trả 525 triệu USD để
thâu tóm hoạt động của Lehman tại châu Á. Sau đó, Nomura cũng mua lại Lehman
tại châu Âu và Trung Đông. Mitsubishi UFJ Financial đồng ý mua 20% cổ phần
Morgan Stanley.
Ngày 26/9/2008: ngân hàng tiết kiệm lớn nhất của Mỹ - Washington Mutual Inc. tuyên bố sụp đổ và được bán lại cho JP Morgan Chase bởi thua lỗ 19 tỷ
USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp nhà ở. Với 310 tỷ USD
tổng tài sản, số dư tiền gửi tiết kiệm lên đến 182 tỷ USD và 2.300 chi nhánh tại Mỹ,
Washington Mutual Inc đã trở thành ngân hàng bị phá sản lớn nhất trong lịch sử
Mỹ.
Ngày 26/9/2008. Wachovia, Ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ cũng đứng trên bờ vực phá sản. City Group đã quyết định mua lại mảng hoạt động tín dụng của
ngân hàng này với giá 2,16 tỷ USD.
Ngày 6/10/2008: Ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp gửi email thông
báo thỏa thuận chi 14,5 tỷ Euro (tương đương 19,8 tỷ $) mua lại ngân hàng Fortis.
Trên đây là những thương vụ sáp nhập ngân hàng, định chế tài chính điển
hình và đó sẽ chưa là hồi kết bởi như ta đã biết hậu quả của cuộc khủng hoảng này là rất phức tạp, mức độ ảnh hưởng rất lớn. Điều này hứa hẹn trong thời gian sắp tới
sẽ xuất hiện nhiều thương vụ M&A có giá trị lớn đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng.
Quan điểm chung hiện nay đều cho rằng, M&A là một điều xa xỉ, chỉ nên thực hiện trong những thời điểm hoàn hảo và nên từ bỏ trong lúc tình hình xấu đi. Điều này hoàn toàn sai. Mọi thỏa thuận luôn có sự rủi ro, nhưng không làm gì trong lúc kinh tế suy thoái có thể là điều rủi ro nhất trong tất cả. Mua và bán lại là những
công cụ quan trọng trong việc thi hành chiến lược kinh doanh, bởi lẽ chiến lược
kinh doanh cần được thi hành trong suốt chu kỳ kinh doanh, trong thời điểm kinh tế
diễn biến hoàn hảo hoặc xấu đi. Thực tế cho thấy rằng có nhiều những thỏa thuận
mang lại giá trị được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế:
Năm 1981: Johnson & Johnson mua lại hãng sản xuất kính sát tròng
Frontier Contact Lenses đã tạo nền tảng cho thương hiệu kính áp tròng Acuvue
hàng đầu của Johnson hiện nay.
Năm 1995: IBM thực hiện thương vụ mua lại Lotus.
Trong lúc suy thoái kinh tế năm 2001, Diageo đã thực hiện thương vụ
mua lại hãng rượu Seagram Wine & Spirits từ hãng Vivendi Universal. Thương vụ này đã đưa Diageo dẫn đầu thế giới về doanh số và lợi nhuận trong ngành đồ uống.
Cũng trong năm 2001, hãng Danaher mua lại hai đơn vị Commerce
System và Videojet của Marcorni. Cả hai hiện trở thành bộ phận tăng trưởng nhanh
nhất và mang lại phần lớn lợi nhuận cho Danaher.
Qua đó ta nhận thấy rằng bất kỳ thương vụ M&A nào để phát huy được hiệu
quả, phải có tính chiến lược, quy định về giá và chiến lược sáp nhập phải được tính
toán kỹ. Bên mua nghĩ rằng mình có lợi chỉ đơn giản vì trong thời điểm suy thoái mức giá sẽ rẻ hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải nới rộng tiêu chuẩn hay thay đổi cách tiếp cận. Giá trị thực của M&A chính là tiềm năng phát triển sau này và lợi nhuận. Ngay cả người bán cũng có thể được lợi từ thỏa thuận trong lúc suy
thoái nhờ có thêm khoản tiền quý giá và tăng cường tập trung vào những lĩnh vực
chủ chốt trong thời điểm cần thiết nhất.
Tóm lại, tình hình kinh tế khó khăn đã là giảm nhiệt hoạt động M&A, tuy
nhiên nó cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong các thương vụ mua
bán và sáp nhập. Bởi trong khủng hoảng, cả bên bán và bên mua đều tỏ ra ít khắt khe hơn và vì vậy các cuộc thương thảo mang lại kết quả nhiều hơn, hay nói cách
khác dễ mua bán công ty hơn. Hơn thế nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, khó khăn
kinh tế là thử thách đối với doanh nghiệp này, song lại là cơ hội đối với các doanh
nghiệp khác. Cả thử thách và cơ hội đều gia tăng động lực, thúc đẩy các bên trong hoạt động M&A. Điều này cũng dễ hiểu bởi thời kỳ khủng hoảng sẽ thanh lọc
những công ty không đủ tiềm lực để đứng vững, và tất nhiên là khi đã không thể
duy trì được hoạt động trong lúc khó khăn thì buộc các công ty vừa và nhỏ này phải
cần đến sự hỗ trợ từ những tiềm lực mạnh hơn. Thậm chí những công ty có thể đứng vững được trước cơn bão tài chính cũng phải cần đến những giải pháp khả thi để gia tăng tiềm lực tài chính nhằm phát triển và mở rộng thị phần. Và một trong
những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tiến hành mua bán và sáp nhập.
Tuy nhiên, hoạt động M&A thời khủng hoảng có gì khác so với hoạt động trước đây?
Khác với thời điểm kinh tế thuận lợi, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, một
tỷ trọng lớn của các giao dịch M&A là các giao dịch bán doanh nghiệp có sự can
thiệp của các chủ nợ và các cơ quan quản lý Nhà nước. Và trong thời điểm này không một ai có thể dự đoán chắc chắn được thị trường M&A sẽ đi đến đâu trong
thời gian ngắn cũng như không một ai tiên đoán được sự phục hồi nhanh nhất.
Nhưng trong giai đoạn này hoạt động M&A chủ yếu có những khác biệt :
Thứ nhất, các giao dịch M&A trong giai đoạn này thường chịu áp lực về
thời gian do việc nhiều công ty trong giai đoạn này dưới tác động của thị trường và nền kinh tế phải chịu sức ép lớn về khả năng chi trả hoặc sự mất cân đối của bảng
tổng kết tài sản, một số các giao dịch M&A trong giai đoạn này được diễn ra rất nhanh chóng. Bên mua thường có thế mạnh trong việc đàm phán và có nhiều cơ hội
Khoảng thời gian giữa việc công bố và chốt lại các hợp đồng trị giá lớn hơn
1 tỉ đô-la vừa mới rút ngắn lại một cách nhanh chóng, từ khoảng 130 ngày (1995 – 2007) xuống còn gần 60 ngày trong năm 2008. Tuy nhiên, việc thực hiện giao dịch
trong khoảng thời gian ngắn thường dẫn đến nhiều rủi ro hơn trong quá trình thẩm định, đàm phán và hoàn tất thủ tục M&A.
Vì vậy, bên mua và bên bán nên thuê các công ty tư vấn tài chính, kế toán
kiểm toán và công ty luật chuyên nghiệp tham gia vào quá trình thẩm định để giảm
bớt các rủi ro trong việc định giá và các rủi ro về luật pháp. Đối với bên bán, việc
tham gia của các công ty tư vấn tài chính và định giá chuyên nghiệp có xu hướng
tạo áp lực để bên mua trả giá cao hơn. Đối với bên mua, các công ty tư vấn tài chính
giúp xác định giá trị cộng hưởng sau giao dịch M&A, tạo nền tảng cho một mức giá
mua hợp lý.
Thứ hai, khác với thời điểm kinh tế thuận lợi, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, một tỷ trọng lớn của các giao dịch M&A là các giao dịch bán doanh nghiệp có
sự can thiệp của các chủ nợ và các cơ quan quản lý Nhà nước. Số liệu của
Bloomberg cho thấy hơn một phần ba các giao dịch M&A lớn nhất trong 2008 là có sự can thiệp hoặc tham gia của Chính phủ.
Thứ ba, ngoài các M&A trong cùng một thị trường, do có sự khác nhau về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các quốc gia và sự biến động lớn
về tỷ giá giữa các đồng tiền, có nhiều M&A với bên bán và bên mua là các công ty từ các quốc gia khác nhau.
Ví dụ, gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đã sử dụng lượng
tiền mặt sẵn có, lãi suất thấp và việc tăng giá của đồng Yên để mua các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cần chú ý là mặc dù các doanh nghiệp nước ngoài có thể quan tâm đầu tư và thu lợi nhuận từ các giao dịch
M&A khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ vẫn phụ thuộc vào đối
tác tại Việt Nam trong việc tìm hiểu thị trường và phát triển kinh doanh trong điều
kiện đặc thù của Việt Nam.
Bên bán có thể bán một phần doanh nghiệp, giữ lại một phần, và lái doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn để phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, luôn có sự cách biệt giữa lý thuyết và thực tế. Mặc dù các doanh nghiệp đều biết rằng giai đoạn kinh tế khủng hoảng là cơ hội để mua lại các doanh
nghiệp và tài sản đang chịu áp lực bán ra để tạo dòng tiền, với sự khó khăn của nền
kinh tế chung, phần lớn các doanh nghiệp và nhà đầu tư đều gặp khó khăn trong
việc đảm bảo dòng tiền, việc huy động vốn cho các giao dịch M&A, và khả năng
chịu đựng rủi ro thấp
Với sự khó khăn và phá sản của nhiều doanh nghiệp, ngay cả các doanh
nghiệp có tình hình tài chính vững chắc cũng có xu hướng đặt ưu tiên cho việc bảo
toàn tiền mặt so với việc dùng tiền cho các giao dịch mua bán, sáp nhập. Ngoài ra, khi tâm lý trên thị trường không ổn định, các doanh nghiệp thường lo ngại về phản ứng tiêu cực của thị trường với các giao dịch mua bán, sáp nhập lớn. Vì vậy, để vượt
trong giai đoạn này đòi hỏi quyết tâm về mặt chiến lược của lãnh đạo các doanh
nghiệp.