Khả năng tiếp tục thay đổi trong giá trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 64)

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứ u

2.2.4.5.Khả năng tiếp tục thay đổi trong giá trị

Các nhà đầu tư nhận thức khả năng của các sự kiện lặp đi lặp lại như thế nào, và họ phản ứng với những dạng tương tự của sự lập lại trong thị trường như thế

nào? Câu hỏi số 17 và 18 được đặt ra để giải quyết việc giữ nguyên các tiền quyết

định khi đối mặt với những sự kiện không chắc chắn và mô tả một trường hợp nơi mà chỉ số của thị trường chứng khoán có kết quả giảm hoặc tăng 3 ngày liên tục. Các nhà đầu tư tham gia khảo sát được hỏi ý kiến của họ về khả năng của một sự

phát triển tương tựở ngày tiếp theo. Xác suất cho giá trị tăng hoặc giảm của chỉ số

nên là 50%. Tuy nhiên, xác suất trung bình các nhà đầu tư cá nhân cho rằng một mức tăng tương tự là 31% và theo các nhà đầu tư có tổ chức thì mức tăng này là 44%. Các nhà đầu tư cá nhân cho rằng mức giảm tương ứng là 34% trong khi theo các nhà đầu tư có tổ chức thì mức giảm này nên là 46%. Cả hai nhóm nhà đầu tư

dường như đều quan tâm rằng mẫu tăng hoặc giảm tiếp theo thì đảo ngược với chính nó. Điều này đối lập của xác suất tích phân chuẩn. Tuy nhiên, các phúc đáp của các nhà đầu tư có tổ chức thì gần với mức xác suất đúng 50% hơn là các nhà

đầu tư cá nhân và các trả lời của các nhà đầu tư có tổ chức cũng có một tỷ lệ câu trả

lời đúng nhiều hơn, ví dụ xác suất 50 – 50.

Người ta có một xu hướng danh mục hóa các sự kiện, như là mức giá tăng, như là đại diện của một tầng lớp phổ biến và kế tiếp là sự tương ứng xác suất của những bằng chứng bất kể của những khả năng cơ bản. Vì thế, những mẫu được xem là dễ tồn tại trong dữ liệu mà thật sự ngẫu nhiên và sự không chắc chắn của những mức giá tiếp tục tăng trong danh mục. Điều này bao gồm cả giả thiết quá tự tin

được mô tả ở mục 1.1.3.8. Bảo thủ cũng diễn giải một phần lý do tại sao người ta

đặt quá nặng khả năng đầu tiên của những sự kiện trong một trường hợp, vì thế

người ta thường ngại khi phải thay đổi ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 64)