Nguyên tắc 6: Quá tự tin và phản ứng thái quá của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 73 - 75)

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứ u

3.2.6. Nguyên tắc 6: Quá tự tin và phản ứng thái quá của nhà đầu tư

Chúng ta về bản chất tự nhiên rất dở tính toán mọi thứ, đặc biệt khả năng, và sự lựa chọn của chúng ta thì bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách mà một vấn đề được trình bày với chúng ta. Chúng ta thường đánh giá quá cao cái mà chúng ta có thể

tưởng tượng, đặc biệt nếu nó là một phần của sự sợ hãi, ví dụ như giá cổ phiếu có thể lên, những thứ mà đưa chúng ta một sự trải nghiệm ngắn. Ngược lại, chúng ta

đánh giá thấp những thứ mà xảy ra thường xuyên, hay những thứ mà xảy ra trong tương lai. Sự yêu thích của chúng ta thì không tương xứng với thời gian. Điều này thường biểu hiện trong cách mọi người chọn phần thưởng ngắn hạn bỏ qua dài hạn, nhưđầu tư vào cổ phiếu ngắn hạn.

Đối với khung có sẵn, nếu chúng ta phải làm một quyết định giữa hai hành

động, chúng ta sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách mà hai kết quả có thểđược trình bày trước chúng ta. Nếu một người đang sắp đối diện với một mất mát và người khác đang hoà vốn hay sắp đạt được một khoản lãi, thì chúng ta sẽ tránh những mất mát hiển nhiên – thậm chí khi hai kết quả thì giống nhau về tính toán.

Vì thế, những người làm chính sách mà liên quan đến động cơ tài chính hay cản trở tài chính nên chú ý những thiên hướng trên của con người và trực giác về

khả năng, và sử dụng hiệu quả của thuyết “khung có sẵn” “Framing”. Chẳng hạn, nếu việc trừng phạt thì được sử dụng cho sự không tuân theo, thông tin được công bố về chúng nên được mô tả sống động để kích thích trí tưởng tượng vào trong suy nghĩ “một hình phạt thì thật khủng khiếp”. Ngược lại, nếu phần thưởng thì được sử

dụng để làm tăng sự tuân thủ, những điều này nên cũng nên được làm cho dễ thấy. Thêm vào đó việc mất mát ngay lập tức thì lớn hơn giải thưởng dài hạn, vì thế

người làm người chính sách nên tìm giải pháp để tránh mất mát tức thì.

3.2.7 Nguyên tắc số 7: Con người trở nên thụđộng khi bị dẫn dắt bởi quá nhiều thông tin

Mọi người ghét cảm giác mình không có ích và không thể kiểm soát và khi họ

có cảm giác đó, họ thấy mình không có năng lực để làm một thứ gì đó để thay đổi tình huống. Ngược lại, khi họ cảm thấy có khả năng kiểm soát, họ có động lực để

thay đổi những thứ tốt hơn. Những thứ làm cho con người có khả năng hay không có khả năng kiểm soát là thông tin, sự chọn lựa và tầm quan trọng của việc tham gia. Khi quá nhiều thông tin sẽ dẫn người ta đến cảm giác không có ích và thụđộng. Ví dụ, khi tôi quan tâm về sự thay đổi cách phân tích để quyết định mua cổ phiếu khác cổ phiếu mà mọi người đang đổ xô mua, nhưng nó quá phức tạp để giải quyết

đến nỗi tôi không biết bắt đầu từđâu, vì thế tôi sẽ bắt đầu hành xử như trước kia, đó là đi theo số đông để mua cổ phiếu như họ. Còn đối với sự lựa chọn thì có quá nhiều sự lựa chọn cũng có một ảnh hưởng xấu. Chúng ta cảm thấy bị lấn áp và không biết chọn cái nào, bằng cách đó thường không chọn gì cả. Thậm chí khi chọn

được chúng ta cũng cảm thấy không thoả mãn và nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang chọn sai.

Trong thuyết kinh tế cổ điển, mọi người được nghĩ là có lý trí để chọn cái tốt nhất phù hợp với sự yêu thích của họ. Thêm vào đó, thông tin và sự lựa chọn thì luôn luôn được xem là tốt. Sử dụng lý thuyết này, những người làm chính sách nên

đảm bảo rằng mọi người luôn luôn có nhiều thông và nhiều thứ để chọn lựa. Tuy nhiên lý thuyết kinh tế hành vi nói rằng quá nhiều lựa chọn và quá nhiều thông tin có thể lấn áp và dẫn tới cảm giác không có ích của con người. Vì thế người làm chính sách nên chú ý đến điều này, bởi vì trái với lý thuyết cơ bản, quá nhiều thông tin hay sự lựa chọn có thể kém hiệu quả. Họ nên chắc chắn rằng những mục tiêu cá nhân không bị dẫn dắt bởi thông tin hay những luật lệ thủ tục quá dài dòng. Đặc biệt

những người làm chính sách nên nhận thức rằng người ta không thích quá nhiều thông tin.

Tóm lại, từ những nghiên cứu hành vi, tâm lý và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trong hầu hết trường hợp những lý thuyết kinh tế cơ bản không thể mô tả chính xác hành vi của con người và vì thế có lẽ đưa đến những kết quả không mong đợi khi thực hiện chính sách. Vì thế, những người làm chính sách nên tập trung vào tâm lý của con người khi xây dựng chính sách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)