của tỉnh Long An nói riêng.
3.1.4 Quan điểm phù hợp với vai trò Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nam
Tỉnh Long An là một trong tám tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa
– Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang). Đây là vùng
được xem là phát triển năng động, bền vững và có mức tăng trưởng cao
nhất nước. Tuy nhiên, cùng với những kết quả đạt được, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết, để có thể
phát triển nhanh và bền vững hơn (ô nhiễm môi trường đã đến mức báo
động, nhất là môi trường các khu công nghiệp và đô thị; dân số tăng nhanh do tăng dân số cơ học; tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể tại các công
ty…). Việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm gia tăng nhịp độ của cuộc
sống , đây là yếu tố nguy cơ cho các bệnh tâm thần, tim mạch và các bệnh
không lây nhiễm khác.
Do đó, việc phát triển Ngành Y tế tỉnh Long An cần phải phù hợp vai
trò và đặc thù của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hệ thống y tế của
tỉnh không chỉ phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong
tỉnh mà còn phục vụ khám chữa bệnh cho đối tượng công nhân từ các tỉnh khác đến. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
kéo theo mô hình bệnh tật cũng đã thay đổi.
Các giải pháp đề xuất của người viết nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý và hoạt động Ngành Y tế tỉnh Long An theo hướng phù hợp
với yêu cầu về chăm sóc sức khỏe đặc thù của Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Kinh tế chỉ có thể phát triển ổn định và bền vững khi người lao
động nói riêng và nhân dân trong tỉnh nói chung phải có sức khỏe tốt. Theo
định nghĩa về sức khỏe của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health
Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể
chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn
3.1.5 Quan điểm phù hợp với yêu cầu hoàn thiện đối với các yếu tố đầu vào của Khung hệ thống y tế Việt Nam do Bộ Y tế xây dựng và ban hành
Dựa trên cơ sở Khung lý thuyết của hệ thống y tế do WHO xây dựng,
Bộ Y tế đã đưa ra Khung hệ thống y tế Việt Nam.
Hình 3.1 Khung hệ thống y tế Việt Nam - Bộ Y tế
Các yếu tố thuộc về nguồn lực đầu vào của hệ thống y tế được Bộ Y tế
xây dựng và từng bước hoàn thiện theo những tiêu chí cơ bản sau:
-Nhân lực y tế phải đủ về số lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, đảm
bảo trình độ chuyên môn theo nhiệm vụ được giao, làm việc với tinh thần
trách nhiệm cao và ứng xử tốt.
-Tài chính y tế: cần huy động đủ nguồn kinh phí đầu tư cho y tế với cơ cấu hợp lý giữa chi tiêu công và chi tiêu tư cho y tế, bảo đảm người dân
có khả năng tiếp cận và sử dụng được các dịch vụ y tế khi cần thiết, được
bảo vệ để tránh khỏi rủi ro tài chính hoặc nghèo đói do các chi phí liên quan đến y tế; đồng thời khuyến khích việc sử dụng hiệu quả nguồn kinh
-Hệ thống thông tin y tế phải thu thập, phân tích và cung cấp các
thông tin tin cậy và kịp thời giúp cho việc hoạch định chính sách và quản lý
các hoạt động của hệ thống y tế.
-Dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế, công nghệ và cơ sở hạ tầng là những yếu tố đầu vào không thể thiếu cho hệ thống y tế
vận hành. Các yếu tố này cần có chất lượng đúng theo quy định để dịch vụ
y tế có chất lượng, an toàn và hiệu quả.
-Lãnh đạo và quản trị bao gồm phải đảm bảo có các khung chính
sách chiến lược, kết hợp với việc giám sát hiệu quả, xây dựng sự liên kết,
các văn bản pháp quy, quan tâm đến thiết kế hệ thống và tính trách nhiệm.
Mục tiêu hoàn thiện năm hợp phần đầu vào trên là nhằm cung ứng
dịch vụ y tế tốt nhất cho mọi người dân, bao gồm các dịch vụ khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, được sắp xếp
thành mạng lưới có chức năng phù hợp theo các tuyến. Các dịch vụ y tế
cũng cần đạt được những tiêu chí cơ bản, đó là bao phủ toàn dân, người dân
có khả năng tiếp cận được (về tài chính và địa lý), các dịch vụ phải bảo
đảm công bằng, hiệu quả và chất lượng.
Các giải pháp được đề xuất cũng hướng đến việc hoàn thiện các yếu tố
đầu vào của khung y tế Việt Nam theo định hướng của Bộ Y tế, đảm bảo sự
thống nhất về định hướng từ trung ương đến địa phương.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngành Y tế tỉnh Long An