Mức độ hội nhập thị trường chung, liên doanh liên kết

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 76 - 78)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

2.3.6 Mức độ hội nhập thị trường chung, liên doanh liên kết

Trong những năm qua, đã xuất hiện những dự án FDI lớn hoặc các liên doanh nước ngòai với doanh nghiệp thép trong nước. Tuy nhiên, về tổng thể, tiến độ thực hiện dự án là rất chậm so với cam kết hoặc chỉ đơn thuần là “đầu cơ dự án”. Nhiều siêu dự án thép đã được cấp phép nhưng nhiều nhà đầu tư không hề tương xứng với độ “siêu” đó cả ở thương hiệu, chuyên môn sâu, vốn và tiềm lực. Điển hình nhất là Nhà máy Liên hợp thép Tycoon – E.United ở Dung Quất (Quảng Ngãi). Nhà máy này được cấp phép đầu tư năm 2006, ban đầu là liên doanh giữa Tycoon (Đài Loan) và Jinnan (Trung Quốc), công suất 5 triệu tấn/năm và tổng đầu tư công bố hơn 1 tỷ USD. Với suất đầu tư quá nhỏ cho 1 tấn công suất đã gây nghi ngờ về tính hiện thực của dự án. Sau một thời gian, Công ty Jinnan rút khỏi dự án và thay vào đó là E.United (Đài Loan) với 90% và đưa tổng mức đầu tư cho liên hợp lên trên 3 tỷ USD. Như vậy Tycoon rõ ràng là một “anh” môi giới đầu tư vì ở Đài Loan, Tycoon cũng chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, hoàn toàn không đủ năng lực tài chính và công nghệ để làm khu liên hợp thép. Tương tự như vậy, chủ dự án trước của dự án thép Dung Quất, Sunco thậm chí còn bé nhỏ và ít vốn hơn. Lúc đầu Sunco làm mọi thủ tục xin giấy phép, được rồi thì bán lại cho Formosa vốn chỉ chuyên làm plastic 95%. Cuối cùng các doanh nghiệp FDI này cũng chỉ là môi giới đầu tư. Người xin cấp phép không làm, người được làm không phải chuyên về luyện kim.

Kinh nghiệm cho thấy việc chấp nhận đối tác có phần dễ dãi, dẫn đến dự án kéo dài không thực hiện được, vì đối tác không có khả năng tài chính, công nghệ, cuối cùng sau một thời gian phải đổi đối tác.

Nhìn chung, trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới, doanh nghiệp thép Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại hơn nhưng trong giai đọan hiện nay trong việc liên doanh liên kết, doanh nghiệp còn lúng túng trong chọn lựa đối tác có tiềm lực tài chính mạnh, chuyên môn cao để cải thiện triệt để nền công nghiệp nứơc nhà.

KT LUN CHƯƠNG 2

Nhìn chung các doanh nghiệp thép Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, rất khó cạnh tranh với các tập đòan thép với quy mô lớn ở nước ngòai. Quy mô nhỏ, tiềm lực mỏng yếu lại còn phân tán, manh mún và thiếu bền vững như vậy thì hiệu quả sẽ thấp và chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn khi những liên hợp thép lớn vào Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước còn có những vấn đề về nguyên vật liệu, công nghệ, nhân lực, quy họach của Chính phủ….Vì vậy, việc tập trung tái cấu trúc lại doanh nghiệp là điều tiên quyết, mà trọng tâm là việc tái cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp để tăng cường quy mô họat động, nâng cao công nghệ bắt kịp tiến bộ của ngành thép thế giới, tăng vị thế cạnh tranh cho ngành thép Việt Nam trong tương lai.

CHƯƠNG 3

TÁI CU TRÚC TÀI CHÍNH NGÀNH THÉP- GII

PHÁP NÂNG CAO NĂNG LC CNH TRANH

3.1 Sự cần thiết của tái cấu trúc tài chính đối với việc gia tăng năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 76 - 78)