Cần quy họach lại đầu tư:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 92 - 94)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.3.1 Cần quy họach lại đầu tư:

¾ Những năm qua, ngành thép xây dựng được bảo hộ khá cao, với mức thuế nhập khẩu cộng với phụ thu lên đến 40%. Giá phôi nhập rẻ (khoảng trên dưới 200 USD/tấn), giá bán lẻ trong nước lại ở mức cao (khoảng 4.500-4.700 đồng/kg). Nhờ đó, các công ty trong ngành có lãi lớn. Năm 2002, chỉ riêng Tổng công ty Thép Việt Nam và 13 công ty liên doanh đã thu về hơn 522 tỷđồng, mặc dù đây chưa phải là năm ngành thép có mức lãi cao nhất. Một quan chức của Hiệp hội Thép Việt Nam nói: “Thấy lãi lớn như vậy, nhiều địa phương đã phớt lờ lệnh tạm ngưng của Chính phủđể cho ra đời một loạt nhà máy cán thép nhỏ, công suất khoảng 20.000-30.000 tấn/năm. Một số Tổng công ty thì lấy lý do đầu tư để sản xuất thép chất lượng cao dùng cho ngành công nghiệp chế tạo, nhưng thực tế sản phẩm xuất xưởng chỉ là thép xây dựng thông thường”. Gần đây, việc đăng ký của 32 dự án thép lớn đã và đang đi vào họat động thực sựđã làm quy họach rối.

Giải pháp đề nghị là các bộ ngành liên quan như Công thương, Tài nguyên và môi trường và Hiệp hội Thép VN thực hiện kỹ việc thẩm định các dự án đang hoặc sắp đầu tư vào ngành thép. Theo đó, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm qui trình thẩm định các dự án đầu tư sản xuất thép, tập trung thẩm định kỹ các nội dung như: trình độ kỹ thuật công nghệ, năng lực tài chính của nhà đầu tư, thiết bị và giải pháp bảo vệ môi trường để tránh tình trạng dự án đầu tưđược cấp phép mà không triển khai đầu tư hoặc chủ đầu tư lợi dụng nhập khẩu thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng, nguyên vật liệu cao, không đủđiều kiện bảo vệ môi trường

¾ Tiếp theo là ngăn chặn việc cấp phép cho các dự án sản xuất thép quy mô lớn ở

các địa phương, vì thực tế, đã phá vỡ quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007 - 2015 - có xét đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt. Các dự án nhà máy thép

đang xây dựng hoặc sắp xây dựng mà không có sựđảm bảo nguyên liệu để có thể hoạt

động lâu dài phải bị đình chỉ. Bên cạnh đó, cần rà soát quy hoạch ngành, vùng để có xu hướng đầu tư rõ ràng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và hạ tầng kinh tế - xã hội.

Vì công suất các nhà máy hiện có đã quá dư thừa so với nhu cầu, các dự án đã cấp phép không đảm bảo tiến độ đã phê duyệt mà không có lý do chính đáng, phải kiên quyết thu hồi giấy phép; các dự án FDI lớn, cần theo dõi sát tiến độ và không cho phép chuyển đổi chủ dự án tuỳ tiện.

¾ Cần xác định mục tiêu và chiến lược ngành thép, không để phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, hạn chế xây dựng thêm các nhà máy cán thép xây dựng từ phôi nhập khẩu, đồng thời khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất phôi thép có quy mô lớn. Việc thêu kết, luyện gang, luyện thép, tinh luyện, đúc phôi, cán-đây là hướng đi đúng đắn cần có chính phủ khuyến khích và địa phương hỗ trợ.

¾ Ngòai ra, giải pháp bền vững nhằm hạ nhiệt cho giá thép trên thị trường là việc phải tính đến tăng cường mở rộng các nhà máy sản xuất phôi trong nước nhằm chủ động nguồn phôi.

¾ Chính phủ cần xem xét năng lực tài chính của nhà đầu tư, xem họ có năng lực tài chính thực sự không, nếu không khi đầu tư tiến độ sẽ bị kéo dài, do thiếu vốn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tiếp theo là xem xét nhà đầu tư có kinh nghiệm trong luyện kim hay không, nếu gặp doanh nghiệp ít tên tuổi và ít kinh nghiệm luyện kim sẽ làm mất cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn có trình độ luyện kim tiên tiến trên thế giới, bởi nhu cầu thép tuy cao, nhưng khi công xuất của các dự án được cấp phép đã tương đương với nhu cầu thì các nhà đầu tư khác sẽ không vào nữa. Cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất, là xem gam thiết bị mà nhà đầu tưđịnh sử dụng là của quốc gia nào. Đó có phải là của các quốc gia có ngành công nghiệp luyện kim tiên tiến hay là thiết bị cũ, lạc hậu. Hiện nay tại Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp đầu tư luyện thép với các lò cao từ 400m3 trở xuống. Có hàng nghìn lò cao này đã bị thải loại và đã trót chế

tạo mà không được đưa vào sản xuất, đang tìm cách đẩy sang các nước khác. Nếu các thiết bị lạc hậu này được đưa vào Việt Nam thì khó kiểm soát nổi về chất lượng sản phẩm cũng như ô nhiễm môi trường. Trên hết, đầu tư vào thép rủi ro cao vì vậy không nên giao các dự án lớn cho các tập đoàn thiếu kinh nghiệm. Bởi như vậy rủi ro càng tăng cao. Dự án lớn không thành công không chỉ có nhà đầu tư phải chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội mà các địa phương sẽ phải gánh chịu thiệt hại nhiều nhất.

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 92 - 94)