Chính sách thuế xuất nhập khẩu linh động:

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 94 - 95)

ĐÁNH GIÁN ĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

3.3.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu linh động:

3.3.2.1 Thuế xuất khẩu:

¾ Theo phân tích thị trường ở chương 2, việc điều chỉnh thuế xuất khẩu tăng cao và quá nhanh nhưng khi hạ thì rất dè dặt trong 6 tháng cuối năm 2008 sẽđưa DN sản xuất phôi thép đến chỗ bế tắc, buộc phải dừng sản xuất vì không thể giải quyết được khó khăn tài chính.

¾ Thép là ngành công nghiệp nặng cần vốn đầu tư lớn, quy trình sản xuất phức tạp và khả năng thu hồi vốn chậm. Ngòai ra chỉ số giá thị trường và các biểu hiện vĩ mô của nền kinh tế sẽ tác động tức thời đến kết quả họat động của ngành. Vì vậy ngành thép cần nhận được ưu đãi từ chính phủ qua chính sách thuế xuất nhập khẩu linh họat. Chính phủ nên có những biện pháp tức thời để tháo gỡ khó khăn cho các DN thép nhất là DN sản xuất phôi khi tình hình tiêu thụ trong nước sụt giảm, xuất khẩu thua lỗ vì mức thuế quá cao, như việc ban hành thuế suất xuất khẩu mới là 5% cho mặt hàng sắt thép vào tháng 10/2008 sau khi đã tăng lên mức 20%.

3.3.2.2 Thuế nhập khẩu:

¾ Chính phủ cần hạn chế việc nhập thép thành phẩm, phôi thép qua mức thuế suất cao (hiện nay là 8%) và ưu đãi cho việc nhập khẩu nguyên liệu qua mức thuế suất thấp hơn (trước đây là 2%) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá đầu vào qua đó giảm được giá thành sản phẩm, và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước giải quyết được lượng tồn kho ứđọng.

¾ Theo lộ trình cam kết WTO, cho phép áp dụng mức thuế nhập phôi thép là 17%, chính phủ cần cân đối với các kiến nghị của Hiệp hội thép và doanh nghiệp khi ban hành mức thuế suất nhập khẩu phôi (hiện nay VSA đề nghị là 15%, còn doanh nghiệp đền nghị 25%) nhằm hỗ trợ tối ưu cho ngành sản xuất thép trong nước.

¾ Mặt khác Chính phủ cần hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất phôi (vì ngành này mới phát triển), tiến tới giảm sự phụ thuộc vào phôi nhập khẩu. Để giảm tác

động tiêu cực đối với các doanh nghiệp cán thép từ phôi nhập khẩu, Bộ Công thương

đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu thép xây dựng lên 20% (để ngăn thép nhập khẩu tràn vào).

Một phần của tài liệu Tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam (Trang 94 - 95)