Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015 (Trang 72 - 73)

b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một là, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu sau khi gia nhập

WTO, tạo cơ hội cho công ty và đội ngũ nhân lực tiếp cận nhanh và tận dụng triệt để những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học công nghệ thế giới đối với lĩnh vực truyền tải điện. Đây là tiền đề cơ bản giúp đội ngũ nhân lực nâng cao năng lực hiểu biết và ứng dụng công nghệ tiến bộ nhất vào lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Tuy nhiên, kỹ thuật công nghệ truyền tải điện phát triển nhanh cũng chính là một thách thức đối với nguồn nhân lực của công ty. Đội ngũ kỹ sư, công nhân có thể không làm chủ được công nghệ tiên tiến do không được đào tạo đúng mức và kịp thời.

Hai là, việc hội nhập sâu giúp công ty có cơ hội tiếp cận nhiều mô hình quản lý,

phát triển nguồn nhân lực ngành truyền tải điện của các nước phát triển, tạo tiền đề và kinh nghiệm trong việc cải tiến mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Ba là, do tác động của chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ đối với các

doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp đã và đang được xây dựng dẫn đến yêu cầu về cung cấp điện ngày càng lớn. Ngoài ra, cùng với xu

hướng phát triển của đất nước, đời sống người dân ngày càng nâng cao, đi đôi với việc các hộ gia đình trang bị ngày càng nhiều các thiết bị điện, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng điện hàng ngày. Ngành điện có đầu ra cho sản phẩm của mình với tiềm năng rất lớn tạo cơ hội cho việc phát triển quy mô công ty nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, tốc độ tăng trưởng cao và phát triển nhanh theo diện rộng về cung cấp điện làm cho nhu cầu nhân lực tăng mạnh cả về chất lượng và số lượng, trong lúc đó việc thu hút, đào tạo và phát triển, cũng như duy trì nguồn nhân lực không theo kịp. Điều này sẽ tạo áp lực lớn cho công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực thời gian tới.

Bốn là, sự hình thành và phát triển thị trường lao động trong nước có ảnh hưởng

trực tiếp đối với nguồn nhân lực của PTC4. Tuy nhiên, nguồn tuyển dụng chủ yếu của công ty hiện nay là nguồn nội bộ, vì vậy nếu không đổi mới chính sách tuyển dụng, công ty sẽ không tận dụng được cơ hội tuyển dụng được những người lao động tốt nhất từ thị trường lao động. Mà ngược lại, đây sẽ là một thách thức đối với công ty trong việc giữ chân người lao động, đặc biệt là những lao động được đào tạo, có trình độ, kỹ năng và tay nghề cao.

Năm là, Quốc hội đã thông qua phương án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Đây sẽ là cơ hội cho nguồn nhân lực của Tập đoàn, của công ty tiếp cận loại hình công nghệ điện lực hiện đại bậc nhất của thế giới. Tuy nhiên, để có được đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu về trình độ, kỹ năng đối với loại hình công nghệ còn rất mới mẻ tại Việt Nam này sẽ là thách thức không nhỏ không chỉ đối với công ty, Tập đoàn điện lực mà còn đối với các trường đào tạo chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Truyền tải điện 4 đến năm 2015 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)