Cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 28)

5. Bố cục luận văn

1.1.2. Cơ sở thực tiễn và ý nghĩa của nguồn nhân lực

1.1.2.1. Kinh nghiệm các nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

* Nhật Bản:

Nền kinh tế Nhật Bản là nền kinh tế nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị gia tăng. Các công ty đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị trƣờng là cơ bản và coi đó là sự phát triển có tính chiến lƣợc. Để đạt đƣợc các mục tiêu này, chính phủ Nhật Bản đặc biệt quan tâm để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trong đó giáo dục là mục tiêu ƣu tiên hàng đầu.

Nền giáo dục hiện đại của Nhật Bản dựa trên nền tảng vững chắc của nền giáo dục truyền thống kết hợp với xu thế hƣớng ngoại. Quan điểm phát triển giáo dục là chú trọng nhiều đến các ngành khoa học. Họ xác định chỉ có con đƣờng tiếp thu kỹ thuật mới có thể theo kịp các nƣớc phƣơng tây về trình độ phát triển khoa học công nghệ. Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để phát triển nền học thuật non trẻ của đất nƣớc, từ thế kỷ 19 ngƣời Nhật đã nghiên cứu các ngoại ngữ. Mặt khác, pháp luật về giáo dục quy định rõ các gia đình phải có nhiệm vụ đặt việc học tập của con cái lên trên hết. Luật giáo dục Nhật Bản ra đời năm 1947 chỉ rõ giáo dục đƣợc coi là nhiệm vụ của quốc gia và là quyền cơ bản của mọi ngƣời dân. Do đó trong quá trình phát

triển nhiều bƣớc thăng trầm, trẻ em ở Nhật luôn đƣợc tạo điều kiện học tập tốt nhất. Bên cách hệ thống giáo dục tập trung chính quy thì các hình thức giáo dục tại gia đình, tại các công ty đƣợc đặc biệt coi trọng [12]. Thực tế cho thấy ở Nhật hình thức giáo dục này phát triển nhất thế giới bởi vì ngƣời Nhật rất coi trọng trình độ học vấn. Trình độ học vấn chính là yếu tố tạo nên cơ hội làm việc suốt đời. Chỉ có tốt nghiệp ở những trƣờng đại học lớn có danh tiếng và kết quả học tập loại giỏi thì mới có cơ hội làm việc trong các công ty lớn và mới đảm bảo một vị trí tốt trong xã hội.

Theo thống kê năm 1999 thì cứ 100.000 ngƣời dân Nhật Bản thì có 7,9 bệnh viện, 67,4 cơ sở khám bệnh. Số bác sĩ cho 100.000 dân là 177 ngƣời. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2004, ngƣời Nhật Bản là ngƣời dân sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 81,9 tuổi. Năm 2006 Nhật là nƣớc châu Á duy nhất nằm trong số 10 nƣớc có chỉ số phát triển con ngƣời cao nhất thế giới (HDI 0,949). Ở các cơ quan ích lợi công cộng, cơ quan của các địa phƣơng lập ra, nhân viên đều phải mua bảo hiểm y tế. Loại hình bảo hiểm mà ai cũng có thể tham gia là hệ thống bảo hiểm quốc dân. Kể từ năm 1961 những ai không tham gia bảo hiểm trong các hiệp hội bảo hiểm y tế bắt buộc phải tham gia bảo hiểm quốc dân (http://WWW.VYSA.JP).

* Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ):

Đặc điểm nổi bật của Mỹ là coi trọng giáo dục, lấy giáo dục đào tạo là trung tâm của phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo đƣợc đầu tƣ khá cao và gia tăng liên tục. Từ năm 1960 ngân sách đầu tƣ cho giáo dục của Mỹ khoảng 5,3% GDP thì đến nay đạt gần 10%. Ngân sách không chỉ đầu tƣ xây dựng hạ tầng, trang thiết bị dạy học mà còn tập trung cho việc đào tạo giáo viên. Nhờ đầu tƣ cho giáo dục mà tỷ lệ ngƣời biết chữ ở Mỹ rất cao và đạt trên 97%. Trong hơn một thế kỷ, hệ thống giáo dục của Mỹ đã đào tạo một lực lƣợng lớn có trình độ học vấn cao và đƣa Mỹ trở thành một nƣớc có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Trung tâm của hệ thống giáo dục ở Mỹ là bậc đại học và đƣợc đặc biệt coi trọng [23]. Theo quan niệm của các nhà hoạch định chính sách giáo dục thì ngƣời nào vƣợt qua cấp giáo dục phổ thông có tính chất đại chúng để tiến đến bậc đại học thì mới cần đầu tƣ, bồi dƣỡng. Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực theo hƣớng ƣu tiên phát triển đào tạo ngành

lĩnh vực công nghệ cao và chiến lƣợc thu hút chất xám ngoài nƣớc có hiệu quả. Họ coi trọng tầng lớp trí thức, tạo mọi điều kiện để họ phát huy khả năng.

Chính sách quản lý, sử dụng nhân lực của của Mỹ là yếu tố kích thích sản xuất và tạo động lực cho ngƣời lao động và các chính sách đó đƣợc lồng ghép với các chính sách xã hội nhƣ chính sách việc làm, an sinh, phúc lợi xã hội. Nhà nƣớc giữ vai trò quan trọng làm nẩy sinh các nhân tố kích thích phát triển nguồn nhân lực và đƣợc điều tiết mạnh mẽ bởi hệ thống pháp luật. Hiệu ứng của pháp luật là kích thích phát triển nguồn nhân lực nhƣ bảo đảm quyền lợi của ngƣời lao động mặt khác thúc đẩy năng suất lao động tăng cao. Vấn đề công bằng việc làm là cơ sở phát triển nhân lực, Chính phủ Mỹ đã đƣa ra đạo luật cấm phân biệt về việc làm theo mầu da, chủng tộc, tôn giáo và giới tính do đó Mỹ thu hút đƣợc đội ngũ lao động tri thức từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Năm 2006 Mỹ là nƣớc nằm trong số 10 nƣớc có chỉ số phát triển con ngƣời cao nhất thế giới (HDI 0,948). Tuổi thọ trung bình của dân Mỹ là 77,3 tuổi. Mới đây một cuộc khảo sát quốc tế về các bệnh nhân cho thấy chi tiêu cho ngành y tế và chăm sóc sức khỏe ngƣời dân tại Hoa Kỳ cao hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Hiện nay Theo luật liên bang, phúc lợi chăm sóc y tế là để cho những ngƣời không có tiền hoặc bảo hiểm. Có khoảng 86,4% ngƣời Mỹ đƣợc hƣởng bảo hiểm y tế, trong đó có 61% hƣởng bảo hiểm y tế do có việc làm (http://diendan.edu.net.vn).

* Các nƣớc EU:

Ở hầu hết các nƣớc EU, chính sách phát triển nguồn nhân lực chịu sự can thiệp của nhà nƣớc bởi vì nếu không có sự kiểm soát thì các công ty có thể rơi vào tình trạng cực đoan là chỉ tập trung đào tạo nhân công để giải quyết các công việc trƣớc mắt, do đó sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích lâu dài của quốc gia. Chiến lƣợc và chính sách phát triển nguồn nhân lực của các nƣớc EU là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ học vấn cao, có kỹ năng nghề nghiệp. Do đó, giáo dục và đào tạo nhƣ là điều kiện tiên quyết để tăng khả năng thích ứng cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, là động lực của sự phát triển và còn là một trong những hƣớng ƣu tiên trong các chiến lƣợc phát triển của các nƣớc.

Các nƣớc EU có hệ thống giáo dục dạy nghề rất tốt. Nƣớc Đức đƣợc đánh giá là có hệ thống đào tạo nghề trên quy mô lớn dành cho những ngƣời không có điều kiện học đại học. Các học sinh trong độ tuổi 15 - 17 đƣợc học ở các trƣờng dạy nghề kết hợp với dạy văn hóa, sau 3 năm học phải qua kiểm tra trình độ nghề. Nếu vƣợt qua kỳ thi đó thì sau một năm học thêm các môn nhƣ quản trị, luật cơ bản và một số môn kỹ thuật, ngƣời lao động có thể tạo lập doanh nghiệp [23]. Đây có thể là nhân tố quan trọng dẫn đến trình độ của lực lƣợng lao động đồng đều và năng suất lao động tăng cao và ổn định.

Chính sách việc làm đƣợc chính quyền các nƣớc EU đặc biệt quan tâm và đầu tƣ cho chƣơng trình phát triển việc làm ngày càng tăng, trong đó ngân sách đầu tƣ cho đào tạo việc làm chiếm tỷ trọng lớn nhất.

1.1.2.2. Nguồn nhân lực Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất phát từ đặc trƣng nổi bật của lịch sử phát triển kinh tế xã hội Việt Nam qua các thời kỳ là nền sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, đã tạo nên những tập quán của lối làm ăn mạnh mún, tản mạn, lối tƣ duy làm theo lệ hơn theo luật... Chế độ phong kiến tồn tại quá lâu đã hình thành và tồn tại tính cộng đồng làng xã bó buộc ngƣời lao động khó có thể vƣợt ra khỏi khuôn khổ làng xã và cản trở hạn chế sự năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất.

Trong thời kỳ chiến tranh chống thực dân xâm lƣợc, chúng ta phải tập trung nguồn lực con ngƣời cho tiền tuyến nên nhiều thế hệ thanh niên đã cống hiến tuổi thanh xuân vì độc lập tự do của tổ quốc nên không có điều kiện học tập đầy đủ, chƣa có điều kiện phát triển tài năng của mình do đó không thể tránh khỏi những sai lầm, hạn chế trong việc xây dựng đất nƣớc sau chiến tranh.

Việc áp dụng và duy trì quá lâu mô hình kinh tế theo cơ chế hành chính tập trung, quan liêu bao cấp là nguyên nhân hạn chế sự phát huy phẩm chất mới của ngƣời lao động. Trong nhiều năm chúng ta tập trung cho việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, thiết lập củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới mà chƣa tập trung cao độ cho phát triển lực lƣợng sản xuất. Giai đoạn này chúng ta đề cao vai trò của tập thể, không thấy hết vai trò của cá nhân. Những tập quán, thói quen hình thành và

tồn tại quá lâu trong lịch sử đã ăn sâu và nhiều thế hệ ngƣời lao động Việt Nam làm cản trở quá trình phát triển của dân tộc. Nhƣ Lênin đã nhận xét: “những tập quán, thói quen xấu của con ngƣời là sức mạnh đáng sợ nhất” [15].

Ngày nay, khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tàn dƣ của đặc tính lao động tiểu nông dần đƣợc xoá bỏ, trí tuệ con ngƣời Việt Nam bắt đầu phát triển hƣớng vào quá trình sáng tạo của cải vật chất. Những đức tính mới, phẩm chất tốt đẹp của ngƣời lao động hiện đại đang dần hình thành và hoàn thiện. Con ngƣời Việt Nam đang chuyển biến nhanh chóng để thích ứng với cơ chế thị trƣờng và sự biến động phức tạp của những biến đổi kinh tế xã hội. Với những đức tính cần cù, bền bỉ kết hợp với sự thông minh, sáng tạo, nguồn nhân lực Việt Nam đang minh chứng khả năng lợi thế so sánh. Nhiều ngành sản xuất truyền thống bị sa sút, đình trệ trong thời kỳ bao cấp nay đã có cơ hội hồi sinh và vƣơn lên chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới nhƣ ngành dệt lụa, thêu ren, mây tre đan, mộc, thủ công mỹ nghệ... Sức sáng tạo và mạnh dạn trong sản xuất kinh doanh đã xuất hiện một số ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mới. Những lĩnh vực mũi nhọn của một số nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ điện tử, tin học, viễn thông, lao động của chúng ta đã có khả năng tiếp cận và phát triển nhanh chóng. Từ chỗ nhập linh kiện lắp ráp, dần dần lao động Việt Nam đã có thể chế tạo một số linh kiện thay thế đặc biệt trong các ngành lắp máy công nghiệp, đóng tàu, dầu khí. Một số công ty của Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu phần mềm tin học, xuất khẩu hàng hóa có giá trị hàm lƣợng công nghệ cao. Những dấu hiệu đó cho thấy nguồn nhân lực của chúng ta có nhiều triển vọng tốt đẹp để vƣơn lên hội nhập với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên ngƣời lao động Việt Nam hiện nay hạn chế lớn là về mặt thể lực. Ngƣời Việt Nam đang bị thiếu dinh dƣỡng, đặc biệt là nông thôn mức dinh dƣỡng đƣợc cung cấp trong ngày dƣới mức tối thiểu của một lao động bình thƣờng (theo tiêu chí đánh giá của quốc tế là 2.000 calo/ngƣời/ngày) [17]. Không chỉ những ngƣời trong độ tuổi lao động, mà trẻ em là nguồn lao động trong tƣơng lai thì tỷ lệ suy dinh dƣỡng còn rất cao. Mặt khác sự phát triển trí lực của ngƣời lao động, năng lực vận dụng kiến thức khoa học trong lao động sản xuất của ngƣời lao động Việt Nam còn yếu và đang là một trở ngại lớn nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế

khi chúng ta đang đƣợc tiếp xúc nhiều với công nghệ kỹ thuật mới của thế giới và phƣơng pháp quản lý tiên tiến hiện đại.

* Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam

- Quy mô và tốc độ tăng trƣởng:

Dân số nƣớc ta hiện này trên là 80 triệu ngƣời, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng trên 1%. Là một nƣớc có cơ cấu dân số trẻ và có mức tăng trƣởng cao. Với điều kiện đó hàng năm Việt Nam có một số lƣợng lớn dân số đến độ tuổi lao động.

Lao động của Việt Nam năm 2005 là khoảng 44,4 triệu ngƣời, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 hàng năm tăng 2,3%, tƣơng ứng với 805 ngàn ngƣời. Do đặc điểm cơ cấu phân bố dân số và lao động giữa thành thị và nông thôn nên lao động có việc làm ở nông thôn vẫn chiếm phần lớn. Lao động ở khu vực nông thôn hiện nay tuy có giảm nhƣng vẫn chiếm gần 3/4 tổng số lao động có việc làm. Lao động làm việc tại thành thị có tốc độ tăng cao hơn nông thôn, tốc độ tăng hàng năm khoảng 5% và cao hơn gấp 3 lần khu vực nông thôn [5].

Bảng 1.1. Nguồn nhân lực chia theo giới tính và theo khu vực thành thị, nông thôn giai đoạn 2001 - 2005

Đvt: Triệu ngƣời

Năm Tổng số Chia theo giới tính Chia theo khu vực

Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2001 40,1 20,2 19,9 9,3 15,4 2002 41,0 20,8 20,3 9,8 15,7 2003 42,1 21,4 20,8 10,2 16,0 2004 43,2 22,1 21,2 10,6 16,5 2005 44,4 22,7 21,7 11,1 16,9

Nguồn: Bộ Lao động – TBXH, năm 2006

Trong 5 năm từ 2001 đến 2005 nguồn nhân lực Việt Nam tăng khoảng 4,3 triệu ngƣời, bình quân hàng năm nguồn nhân lực tăng thêm khoản 860 ngàn ngƣời. Năm 2005 lao động nam là 22,7 triệu ngƣời trong khi nữ là 21,7 triệu ngƣời, tỷ lệ lao động nữ giảm từ 49,63% năm 2001 xuống 48,87% năm 2005. Nguồn cung lao

động của Việt Nam ở cả khu vực thành thị và nông thôn đều tăng đáng kể, từ năm 2001 đến 2005 lao động khu vực nông thôn tăng khoảng 2,5 triệu ngƣời với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,56%. Khu vực thành thị tăng 1,8 triệu ngƣời tƣơng ứng với mức tăng bình quân hàng năm khoảng 3% [5]. Xu hƣớng lao động trong khu vực thành thị tiếp tục tăng nhanh do nguyên nhân phân mở rộng các khu vực đô thị đã làm tăng diện tích khu vực thành thị về mặt địa lý. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và có tốc độ đô thị hóa cao, cùng với tốc độ tăng trƣởng dân số của khu vực thành thị ngày càng nhanh thì sự di chuyển cơ học dân số từ nông thôn ra thành thị làm gia tăng lao động khu vực thành thị.

Nếu xem nguồn nhân lực chia theo nhóm tuổi cho thấy lao động ở nhóm tuổi 30 - 34 tham gia lực lƣợng lao động rất cao và đạt trên 95%. Nhóm tuổi từ 15 - 24 và từ 55 tuổi trở nên những năm gần đây có xu hƣớng tiếp tục giảm.

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ tham gia LLLĐ chia theo nhóm tuổi năm 2005

0 20 40 60 80 100 120 15 - 19 20 - 24 25 - 29 30 - 34 35 - 39 40 - 44 45 - 49 50 - 54 55 - 59 60 - 64 65 + Tổng Nam Nữ

Nguồn: Bộ Lao động – TBXH, năm 2006

Nhƣ vậy lực lƣợng lao động Việt Nam khá trẻ và dồi dào, đây là một trong những lợi thế nếu chúng ta biết sử dụng hợp lý và hiệu quả. Số lƣợng nhân lực lớn là một điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chúng ta đang có một lực lƣợng lao động hớp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)