Tác động của một số chính sách của tỉnh Thái Nguyên đến vấn đề sử

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)

5. Bố cục luận văn

2.2.5.Tác động của một số chính sách của tỉnh Thái Nguyên đến vấn đề sử

dụng nhân lực trong khu vực nông thôn

- Chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh Thái Nguyên có tác động lớn đến vấn đề sử dụng nhân lực thông qua các dự án, đề án nhƣ: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất vƣờn đồi theo hƣớng sản xuất tập trung và cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất ruộng nhƣ thâm canh lúa có năng suất, chất lƣợng cao, cây công nghiệp ngắn ngày giống mới, hoa cây cảnh, rau thực phẩm; Tổ chức dồn điền đổi thửa và ứng dụng công nghệ cao để sản xuất hàng hóa; Chính sách hỗ trợ giống để chuyển dịch cơ cấu vật nuôi theo hƣớng lợn ngoại chất lƣợng cao tại các huyện phía Nam nhƣ Phổ Yên - Phú Bình; Phát triển chăn nuôi trâu, bò thƣơng phẩm tại các huyện miền núi nhƣ Võ Nhai, Phú Lƣơng... [25]. Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa đã tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân, xuất hiện nhiều mô hình nông dân làm kinh tế giỏi ở các hầu hết các địa phƣơng trong tỉnh, nhiều diện tích đất canh tác đạt từ 30 - 50 triệu đồng/năm. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành đã phát huy thế mạnh nông nghiệp nông thôn của tỉnh nhƣ diệt tích chè tăng 880ha/năm, cây luồng tăng 250ha/năm... (Năm 2005 cơ cấu ngành trồng trọt 59,2%, chăn nuôi 32,28%, lâm nghiệp 3,33%, thủy sản 3%, dịch vụ nông nghiệp 2,19%). Với chính sách này đã góp phần điều tiết dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn nói chung và cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp.

- Chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn: Hiện nay tỉnh đang thực hiện nhiều cơ chế chính sách tạo việc làm cho lao động nói chung và lao động nông thôn nói chung. Nhiều chính sách đang phát huy hiệu quả và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng nhân lực, giải phóng sức lao động, kết hợp khai thác hợp lý các nguồn nội lực trong nông thôn. Trong các chính sách đó có một số đang thực hiện có hiệu quả nhƣ:

+ Dự án vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm mỗi năm cho vay gần 20 tỷ đồng để phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nhằm giải quyết việc làm tại chỗ. Hàng năm có khoảng trên 4.000 lao động nông thôn đƣợc tạo việc làm từ các dự án này.

+ Chính sách đƣa lao động đi xuất khẩu lao động là một giải pháp để điều tiết lao động nông thôn, góp phần tăng thu nhập cho hộ dân, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động tham gia xuất khẩu. Hàng năm có khoảng 1.500 đến 2.000 ngàn lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động.

+ Chính sách tạo việc làm cho lao động mất đất tại các KCN cũng đã tạo nhiều cơ hội có việc làm mới cho lao động nông thôn. Một số doanh nghiệp nhƣ Công ty Cổ phần May Thái Nguyên, Xí nghiệp Mạ điện phân tại KCN Sông Công, Công ty Liên doanh Núi pháo Vica tại huyện Đại Từ, và một số dự án đang đầu tƣ tại KCN Phú Bình, KCN nhỏ ở Phổ Yên đã tuyển dụng nhiều lao động để đào tạo và sử dụng lâu dài tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên hiện nay việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông thôn để điều tiết lao động nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn chƣa đƣợc tỉnh quan tâm. Một số địa phƣơng kinh tế tƣ nhân chậm phát triển nhƣ Định Hóa hiện chỉ có 01 nhà máy Chè và 01 nhà máy sản xuất giấy quy mô nhỏ, Võ Nhai chƣa có doanh nghiệp tƣ nhân lớn nào mặc dù địa phƣơng có nhiều lợi thế về nguyên liệu, nông sản nhƣ thuốc lá, mía, tre, nứa, gỗ... Chƣa có cơ chế giàng buộc giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phƣơng về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất nông nghiệp.

- Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Thái Nguyên đang thực hiện tƣơng đối tốt dự án đào tạo nghề cho nông dân, hàng năm các cơ sở đã đào tạo khoảng gần 10 ngàn lao động nông thôn. Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề đào tạo chƣa hợp lý vì đây là chƣơng trình đào tạo nghề ngắn hạn, nếu đào tạo những nghề kỹ thuật thì chƣa

đảm bảo độ lành nghề, chƣa thể hành nghề để có việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ dân. Ngành nghề đào tạo vẫn mang tính tự phát gây ra sự mất cân đối.

- Chính sách phát triển hệ thống thông tin tuyên truyền tƣ vấn về việc làm và dạy nghề: Mặc dù 100% các huyện có trung tâm dạy nghề nhƣng chƣa gắn kết nhiệm vụ dạy nghề với giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm sau đào tạo. Nhƣ vậy chƣa phát huy đƣợc hiệu quả đầu tƣ. Hiện nay tỉnh chƣa có Website việc làm, chƣa có những hình thức cung cấp thông tin phù hợp với lao động ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 105)