7. Cấu trúc của đề tài
2.2.1. Các tổ chức quản trị
Làng Việt cổ truyền trong suốt một thời gian dài trước thời kỳ của vua Lê Thánh Tông đã mang tính chất tự trị, tự quản đậm nét, nó là một đơn vị độc lập. Về điểm này, các làng bản miền núi trong đó có các bản của dân tộc Tày càng rõ ràng hơn. Vì khu vực cư trú của họ thường rất xa kinh thành, trung tâm quyền lực của nhà nước phong kiến. Pháp luật của Nhà nước và quyền hành của nhà vua thường ít vươn tới được những khu vực này.
Trong điều kiện như vậy “Cộng đồng bản là một công xã nông thôn độc lập, lấy đơn vị nhà làm nền tảng” [23, tr.152]. Trong lịch sử ở các vùng người Tày đã từng có một tổ chức xã hội truyền thống cao hơn bản đó là Mường. Tổ chức xã hội ở cấp này khoảng trên dưới 50 năm trở lại đây đã không còn nữa. Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, trên các bản Tày có các thiết chế quan phương như châu, tổng, xã. Đôi khi những bản lớn cũng được cấu trúc thành một xã trong bộ máy nhà nước với người đứng đầu là lý trưởng. Câu “Nhất thôn, nhất xã, nhất đình môn” đã phản ánh điều này ở vùng thuộc xã Cúc Đường ngày nay. Tuy vậy ở thời kỳ nào, có những biến động gì xảy ra thì bản vẫn là một đơn vị cơ bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với tính độc lập và tự quản cao như vậy, rõ ràng các bản của người Tày cần một bộ máy “lập pháp” và “hành pháp” riêng. Trong bộ máy đó, hội đồng già làng và trưởng bản có vị trí và vai trò quan trọng nhất.
Hội đồng già làng, trƣởng Bản: cũng như đa số các làng việt cổ truyền ở vùng đồng bằng bắc bộ, bản của người Tày có hội đồng già làng (miền xuôi có nơi gọi là hội đồng kỳ mục). Tuy nhiên chúng tôi hầu như chưa tiếp cận được tư liệu nào có giới thiệu đầy đủ tổ chức đã từng tồn tại này của người Tày nói chung cũng như người Tày ở Võ Nhai. Nền văn hoá Tày được liệt vào một trong những nền văn hoá thung lũng. Đời sống đồng bào gắn liền với việc canh tác cây lúa nước. Tư tưởng trọng nông đã có từ lâu đời mà trong các xã hội nông nghiệp truyền thống như thế người ta luôn luôn tôn trọng người có tuổi và rất cần kinh nghiệm của họ. Theo tư liệu điền dã, chúng tôi thấy rằng hội đồng già làng ở các bản của người Tày thường có tổ chức không chặt chẽ và quy củ. Hoạt động của hội dựa trên ý thức của các thành viên là chủ yếu.
Các thành viên nam giới trong bản khi đã đến tuổi được coi là cao niên được dân bản kính trọng và tự nguyện, tự nhiên được gia nhập vào hội đồng già làng. Hội đồng này tuy có quy chế không chặt chẽ (như hội đồng kỳ mục ở các làng Việt cổ truyền) nhưng là “cơ quan” quan trọng nhất trong bản thể hiện ở chỗ: bàn bạc đi đến thống nhất và quyết định lập ra các quy định riêng của bản, bổ sung, sửa đổi các luật tục.
Ngoài ra, hội đồng già làng còn giám sát việc thi hành những luật tục đó. Họ cũng đứng ra phân xử những tranh chấp nếu có giữa các thành viên hoặc các gia đình trong cộng đồng bản... Sự tồn tại và hoạt động của hội đồng già làng ít được ghi chép và nghiên cứu đầy đủ. Qua quá trình điền dã, chúng tôi thấy rằng sự tồn tại của nó chỉ còn được loáng thoáng trong trí nhớ của những người cao tuổi. Nhưng vai trò của tổ chức này với tư cách là một tổ chức quản trị thực sự trong các cộng đồng bản độc lập tự trị thì cần phải được khẳng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
định. Ngày nay hội đồng này được thay bằng chi hội người cao tuổi, một tổ chức mang tính chất xã hội thuần tuý. Tuy nhiên những tàn dư của hội đồng già làng vẫn còn đó khi truyền thống đặc biệt kính trọng người cao tuổi vẫn được duy trì trong cộng đồng bản.
Như đã giới thiệu, hội đồng già làng và trưởng bản có vai trò rất quan trọng trong mọi mặt đời sống của người dân trong bản. Trưởng bản là người đứng đầu một bản, là đàn ông, tuổi trung niên trở lên. Trưởng bản là người có uy tín, có năng lực giải quyết các công việc chung của bản thường được hội đồng già làng đề cử và dân bản tín nhiệm bầu ra. “Về chức năng, trưởng bản là đại diện cho thiết chế tự quản, thể hiện ý chí của cộng đồng, thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại. Đối với thôn bản và cấp trên, từ một hình thức phi quan phương, trưởng bản ở hầu hết các thôn bản người Tày đã trở thành một chức quan phương, một thành phần trong bộ máy cai trị của giai cấp phong kiến”[19, tr.516]. Tuy nhiên, khi xảy ra xung đột giữa cơ chế tự quản của làng bản với các cấp chính quyền trên bản thì trưởng bản luôn ưu tiên bảo vệ quyền lợi của cư dân trong bản cũng như quyền lợi chung của bản. Chức vị trưởng bản đã từng có vai trò và vị trí như vậy trong lịch sử, nhưng đến thời kỳ hợp tác hoá lại hầu như bị xoá bỏ. Quyền điều hành các hoạt động chung của thôn bản được trao vào tay các chủ nhiệm hợp tác xã hay các đội trưởng sản xuất. Điều này tác động rất mạnh đến cơ chế tự quản làng bản của người Tày. Có thể nói đây là một thiếu sót của lịch sử. Trong một thời gian dài chúng ta đã cho rằng tiến lên xã hội chủ nghĩa, việc đầu tiên là xoá bỏ hết những “tàn tích” phong kiến, những phong tục tập quán “cổ hủ,
lạc hậu”. Điều đó xuất phát từ việc nhận thức chưa đầy đủ các vấn đề của bản
làng và ý nghĩa vô cùng to lớn của những giá trị truyền thống. Uy tín đặc biệt lớn của các già làng, trưởng bản và những ưu điểm của cơ chế tự quản của làng bản các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Tày đã được thực dân Pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
duy trì và khai thác trong suốt quá trình “bảo hộ”. Tất nhiên, mục đích của chúng là tiêu cực với bản làng và nền văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào. Đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, với việc kiện toàn lại các tổ chức kinh tế trong khu vực nông nghiệp - nông thôn, Đảng và Nhà nước lại chủ trương tăng cường công tác quản lý cơ sở, chức trưởng bản được phục hồi với những chức năng và nhiệm vụ mới. Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VII) chỉ
rõ: “Nhà nước cần sớm nghiên cứu đề ra quy ước thích hợp về chức năng và
vai trò cấp thôn, ấp, bản phù hợp với tình hình từng vùng” [Trích theo 16].
Hiện tại, mỗi xóm bản đều có một trưởng xóm, bản. Đó là việc làm rất đúng đắn và cần thiết nhằm phục vụ chủ trương xây dựng nông thôn mới trong vùng dân tộc Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Luật tục: Tập quán pháp, tục pháp, luật lệ dân gian, luật pháp không thành văn là những chuẩn mực xã hội được nẩy sinh trong đời sống tộc người. Mục đích của nó là để điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống dân tộc người.
“Nó xuất hiện từ buổi sơ khai của xã hội nguyên thuỷ. Đặc điểm của nó là do hồi bấy giờ chưa có chữ viết, nên truyền miệng từ đời này sang đời khác. Một nội dung căn bản, chủ yếu của nó là việc giáo dục con người để trở thành người lớn, một thành viên bình đẳng của xã hội, nghĩa là trước khi qua tuổi vị thành niên, trước khi trải qua tục thành đinh nguyên thuỷ, trai gái đều phải được giáo dục rất đầy đủ về đạo lý làm người và cách xử thế thông qua giáo dục luật tục của cộng đồng. Trong các giai đoạn kế tiếp theo của xã hội nguyên thuỷ, luật tục được hoàn thiện dần. Khi xã hội đã phân hoá giai cấp, khi đã xuất hiện chữ viết thì nó được ghi chép lại, đây là loại luật tục tồn tại ở giai đoạn muộn, không chỉ truyền miệng mà còn ghi lại thành văn, tuy nhiên nó chưa phải là luật pháp, của xã hội văn minh đã hình thành Nhà nước quốc gia. Nói chung luật tục có sức sống dai dẳng, tồn tại trong các xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hội tiền Tư bản chủ nghĩa….Ở các dân tộc miền núi nước ta, trước năm
1945 vẫn tồn tại luật tục”[4, tr.240].
Như vậy, luật tục là một hiện tượng phổ biến trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta trước cách mạng. Dân tộc Tày nói chung cũng không ngoại lệ. Luật tục được lập ra gồm những chuẩn mực nhằm hướng dẫn và điều hành sự tồn tại và phát triển của xã hội truyền thống. Tuy nhiên ngày nay, việc sưu tầm và nghiên cứu luật tục của người Tày cũng như của các dân tộc khác chưa được coi trọng và cũng chưa có mấy kết quả.
Về đại thể, qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng luật tục của đa số các bản của người Tày ở Võ Nhai đều quy định khá cụ thể về các vấn đề liên quan trực tiếp tới mọi người dân trong bản như:
Những quy định và nghĩa vụ của mọi người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của bản, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng cấm. Rừng núi đất đai của họ nào, nhà nào thì nhà đó mới được sử dụng, không được xâm phạm. Mọi người làm ruộng, phát nương phải tránh khu vực rừng đầu nguồn, rừng cấm.
Những quy định trong việc bảo vệ mùa màng như: Không được ăn cắp hoa màu; trong thời vụ không ai được thả rông trâu bò,… Ai vi phạm đều phải bị phạt và bồi thường cho người bị hại.
Khi trong bản có người chết, mọi người có trách nhiệm giúp đỡ gia chủ trong đám tang theo khuôn khổ của phường phe.
Trong khi săn bắn phải thấy rõ thú rừng mới được bắn.
Những quy định trong việc bảo vệ trị an xóm bản như: Có kẻ trộm, kẻ cướp tới bản thì mọi người đều phải có trách nhiệm đuổi bắt.
Không ai được phép gieo cấy trước lễ hội lồng tồng. Không được loạn luân trong dòng họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cư trú ở những vùng xa xôi so với trung tâm quyền lực của Nhà nước phong kiến trong những bản độc lập mang tính tự nguyện cao, luật tục là không thể thiếu và chắc hẳn là có vai trò rất to lớn trong mọi mặt đời sống của đồng bào. Những lệ làng, hương ước ở miền xuôi của đồng bào Kinh cũng có ý nghĩa tương tự.
Khi mà luật pháp của triều đình còn chưa vươn tới các làng bản cộng với quyền lực hành chính rất yếu ớt ở đây, người dân chỉ biết đến luật tục và sống theo những quy định của nó. Luật tục quy định và điều chỉnh tất cả các vấn đề của cộng đồng bản như: Sử dụng và bảo vệ tài sản công cộng, ma chay, cưới xin, thờ cúng, lễ hội, các quan hệ làng bản...Như vậy, luật tục “là thuộc phạm
trù ý thức xã hội và kiến trúc thượng tầng.” [4, tr. 941].
Thuộc phạm trù ý thức xã hội nên luật tục mang trong nó những yếu tố tích cực nhưng cũng không thiếu những yếu tố tiêu cực. Mặt tích cực của luật tục như: khuyến khích lao động, bảo đảm tính kỷ cương của bản làng, đề cao tính thật thà, ngay thẳng, cần cù, chăm chỉ, khuyến khích và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, đạo lý làm người... Mặt hạn chế chủ yếu là sự lỗi thời của nó so với sự phát triển của cộng đồng, bảo lưu tính cục bộ,...Với cả hai mặt như vậy, luật tục tồn tại dai dẳng trong cộng đồng làng bản. Sau Cách mạng, nó vẫn phát huy vai trò với từng bản.
Luật tục là của mỗi làng bản nên khi tìm hiểu về luật tục chúng ta có thấy được tính đặc trưng và sự khác biệt của mỗi bản, mỗi vùng trong cộng đồng Tày.
Vì không đủ tài liệu làm cơ sở và quá trình điền dã chưa thu được nhiều kết quả nên chúng tôi buộc phải dừng việc giới thiệu về vấn đề này ở đây. Luật tục của dân tộc Tày nói chung cần thêm sự nghiên cứu nghiêm túc và sưu tầm đầy đủ hơn bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong công cuộc xây dựng nông thôn làng bản mới hiện nay để làm sao loại bỏ phần tiêu cực, chắt lọc lấy phần tích cực, cải biến nó, nâng cao nó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về vấn đề này, ngày 11/5/1998, Chính phủ đã ra quy chế thực hiện dân chủ ở xã trong đó có phần khẳng định: “Thôn, làng, ấp, bản xây dựng hương ước, quy ước về công việc thuộc nội bộ cộng đồng dân cư, kế thừa và phát huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Hương ước do nhân dân xây dựng, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã đề nghị và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt hương
ước, quy ước đó” [Trích theo 16, tr.99].
Ngày nay, những thôn bản của người Tày trên cơ sở phát huy, chắt lọc những luật tục cũ đều đã xây dựng được những quy chế xây dựng thôn bản văn hoá mới theo chủ trương của Đảng.