7. Cấu trúc của đề tài
3.1. Nguyên nhân biến đổi
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một mốc son chói lọi và là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Cuộc cách mạng này đã tạo ra sự thay đổi về chất vô cùng lớn lao trong xã hội Việt Nam. Đó cũng là một bước ngoặt tạo ra những sự biến đổi trong các làng bản của người Tày ở Võ Nhai vốn đã là vùng đất tự do, là căn cứ địa của cách mạng. Người dân ở Võ Nhai được hưởng cuộc sống tự do sớm hơn các vùng khác.
Cuộc cải cách ruộng đất và phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp thêm một lần nữa làm cho cơ cấu tổ chức cũng như vai trò của mỗi làng bản về kinh tế và văn hoá có những biến đổi rất đáng kể.
Nghị quyết Trung ương 7 khoá VIII của Đảng đã khẳng định tầm quan trọng của vấn đề: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó có nông thôn miền núi. Ở Võ Nhai, vùng đồng bào Tày cư trú nhiều nhất là các xã phía Bắc của huyện, nơi mà điều kiện mọi mặt của đồng bào còn vô cùng khó khăn, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và các cấp, ngành địa phương với nhiều chính sách thiết thực với cuộc sống của đồng bào. Đó là tác nhân quan trọng và tích cực làm thay đổi diện mạo của làng bản và đời sống của mỗi gia đình, mỗi người dân.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa thì sự giao lưu giữa các vùng miền và giữa các tộc người ngày một diễn ra mạnh mẽ. Điều đó góp phần làm thay đổi từ kinh tế đến văn hoá, tín ngưỡng, tâm lý,… của đồng bào Tày nơi đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Còn nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng theo chúng tôi đó là những nguyên nhân cơ bản làm cho cơ cấu tổ chức cũng như đời sống kinh tế, vật chất và văn hoá của các bản Tày ở Võ Nhai biến đổi. Trong những sự biến đổi đó, phần tích cực là chủ yếu. Bên cạnh đó cũng còn những điều đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại và uốn nắn kịp thời.