Tổ chức dòng họ

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 62)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Tổ chức dòng họ

Đối với dân tộc Tày hay với nhiều dân tộc khác, dòng họ là tổ chức xã hội truyền thống, tổ chức này có ảnh hưởng to lớn đến tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân tộc. Do đó tìm hiểu về dòng họ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đời sống của một tộc người.

Như đã giới thiệu, mỗi bản của người Tày thường có vài họ cùng sinh sống, bản ít có hai đến ba họ, nhiều có trên dưới mười họ. Không có bản Tày nào ở Võ Nhai mà chỉ có một dòng họ sinh sống (điều này là có thể có trong lịch sử). Những bản có quy mô lớn, dân đông thường có nhiều dòng họ, bản đó thường được lập từ sớm (như trường hợp bản Na Đồng, Na Rang xã Vũ Chấn). Ngược lại, những bản mới lập, nhỏ có ít họ, ít gia đình và nhân khẩu hơn. Hệ thống tộc danh của người Tày ở Võ Nhai khá phong phú. Các họ điển hình có số nhân khẩu đông hơn cả như Hoàng, Ma, Nông, Lý, Nguyễn, Lương,...

Các dòng họ trong mỗi bản thường có những dòng họ lớn chiếm ưu thế. Họ có uy tín và có ảnh hưởng lớn đến tất cả các mối quan hệ trong bản. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Họ Ma, họ Hoàng ở Na Đồng (xã Vũ Chấn), Họ Nông ở Trường Sơn (xã Cúc Đường),... Đó là những họ có công khai phá đất đai, lập bản làng. Ở những nơi đó ít nhiều có tính cục bộ dòng họ.

Về mặt tâm lý và tình cảm, người Tày rất trọng mối quan hệ gia tộc, dòng họ. Tuy nhiên, từ lâu các mối quan hệ đã giữ vai trò chủ đạo theo kiểu

“bán anh em xa mua láng giềng gần”. Những gia đình trong họ thường ở gần

nhau, họ giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, sản xuất, bênh vực nhau trong quan hệ xã hội. Trong thôn bản, những mối quan hệ thôn tộc và thích tộc chằng chịt lẫn nhau. Hầu hết những người trong bản nhất là những bản không lớn lắm đều có mối quan hệ thân thích với nhau hoặc gần, hoặc xa. Nếu không cùng một họ thì cư dân trong họ còn có các mối quan hệ thân thích khác thông qua hôn nhân, nhận con nuôi hay từ việc “mai mối”. Người ta thường rất ngại gây ra những xung đột, xích mích trong những mối quan hệ, đặc biệt là những người có họ hàng với nhau. Vì thế trong bản làng thường hoà thuận, ít xô xát, cãi vã. Lợn, gà thả rông phá phách vườn rau, trâu bò ăn ngô lúa, phá hoại hoa màu, người ta chỉ xua đuổi, rất ít to tiếng với nhau.

Tuy nhiên, từ lâu bên cạnh mối quan hệ họ hàng rất được coi trọng, người Tày cũng đặc biệt coi trọng tình làng nghĩa xóm. Quan hệ láng giềng vẫn được coi là quan hệ chủ đạo trong các làng bản Tày từ rất lâu. Bất kể những công việc quan trọng của mỗi người, mỗi nhà dù thuộc dòng họ nào như: làm nhà mới, cưới xin, tang ma,...đều được coi là công việc chung của cả cộng đồng. Mỗi khi như vậy, dân bản thường xúm lại, mỗi người một việc để giúp gia chủ và với trách nhiệm cao như khi làm những công việc của nhà họ. Nói vậy để thấy rằng, trong các làng bản người Tày không chỉ có các mối quan hệ thân tộc, thích tộc là được người ta coi trọng và vun vén. Đó là những nét đẹp truyền thống mà không phải nơi nào cũng có được. Điều đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dòng họ của người Tày có nơi chặt chẽ nhưng đa số nơi lại tỏ ra lỏng lẻo. Ở một số dòng họ người Tày có ghi gia phả ghi lại các mối quan hệ theo phả hệ và công tích của tổ tiên. Ví dụ như dòng họ Lành ở bản Mỏ Gà, xã Phú Thượng. Giả phả này cho biết dòng họ đã phải di chuyển chỗ ở từ huyện Lộc Bình, Lạng Sơn xuống Mỏ Gà vào những năm 40 - Thế kỷ XX do phải chạy Nhật. Gia phả của họ này ghi bằng chữ Quốc ngữ, cách ghi khá đơn giản, chủ yếu ghi các thành viên nằm trong dòng họ về năm sinh, năm mất. Qua điền dã, chúng tôi thấy rằng một số dòng họ Tày nổi tiếng ở vùng Vũ Chấn, Cúc Đường như...cũng đều không có chép lại gia phả. Các dòng họ có gia phả thì đa số đều không giữ được vì bị thất truyền trong chiến tranh hay các cuộc cải cách xã hội trước đó. Nói chung dù có gia phả hay không thì các gia đình trong họ vẫn truyền nhau về mối quan hệ huyết thống và tôn trọng các mối quan hệ này. Trước đây, trong các dòng họ người Tày đều có người trưởng họ hay trưởng tộc được họ hàng và cộng đồng tôn trọng. Trưởng tộc là những người có uy tín lớn, họ đại diện cho dòng họ của mình trong quan hệ với các dòng họ khác trong và ngoài bản. Vì vậy họ thường có tiếng nói quyết định trong các mối quan hệ nội bộ dòng họ. Những người trưởng tộc cũng thường tham gia vào bộ máy tự quản của làng bản. Ngày nay, ở hầu hết các dòng họ Tày không còn duy trì người trưởng họ. Quyền hành thường thuộc về những người gia trưởng trong từng gia đình. Ở các dòng họ của người Tày Võ Nhai thường không thấy có từ đường riêng, ruộng hương hoả do vậy mà có lẽ cũng không tồn tại.

Trong các dòng họ Tày ngày nay không có cúng giỗ, nhưng việc tập hợp các thành viên trong họ, hoặc xa, hoặc gần như ở người Kinh, ngày mất của ông bà tổ tiên nếu nhớ ra hoặc tuỳ từng điều kiện của mỗi gia đình mà họ thường thắp hương tại gia. Họ thường làm lễ hoặc giỗ chung khi xem và thấy có “động”. Mặc dù tổ chức dòng họ của người Tày nhìn về hình thức có vẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mờ nhạt, lỏng lẻo, nhưng thực chất mối quan hệ giữa các thành viên trong họ vẫn được duy trì một cách bền chặt.

Mỗi dòng họ thường có những quy định riêng mang tính đặc trưng, nhưng không đáng kể. Những quy định riêng của các dòng họ phải tuân thủ luật tục của làng bản. Những nét chung nhau thường phổ biến hơn, ví như: Người cùng một, họ không kể bao nhiêu đời nếu cùng thờ tổ tiên thì tuyệt đối không được lấy nhau. Người Tày có câu: “Lục ca, lục noóng ảu cẳn hắm hải

lục ca, lục noóng ảu cẳm đay kỉn” (con anh, con em lấy nhau chém chết, con

chị, con em lấy nhau được ăn). Các họ đều quy định và cũng là tục lệ hằng năm vào tết Thanh minh (3/3 âm lịch), mỗi nhà cử một người lập thành đoàn đi đắp mộ tổ và mồ mả riêng của cha ông từng gia đình. Mỗi họ thường có một khu nghĩa địa chung được các gia đình trong họ cùng đóng góp xây dựng và bảo vệ. Khi dọn dẹp và khấn vái xong, họ cùng nhau thụ lộc, đấy là dịp ôn lại truyền thống dòng họ. Dù có hay không người trưởng họ thì mỗi khi có công việc chung, mọi người trong họ lại họp với nhau do tộc trưởng hoặc những người già nhất trong họ chủ trì.

Nói chung, tổ chức dòng họ của người Tày cũng như phần lớn các dân tộc khác được cố kết chặt chẽ giữa các thành viên với nhau bởi nguồn gốc tổ tiên chung, gia phả cũng như những quy định và truyền thống của dòng họ. Sự vận hành của nó dựa vào luật tục, tình cảm, ý thức,… của các thành viên trong dòng họ. Tổ chức dòng họ của người Tày ở Võ Nhai ngày nay nói riêng và của dân tộc Tày nói chung vẫn chưa có biểu hiện giảm sút vai trò. Mặt tích cực của nó là rất lớn trong việc cố kết các thành viên trong cộng đồng cũng như trong việc bảo lưu nhiều nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc Tày. Đây là điều rất đáng lưu tâm với các cấp chính quyền trong việc khuyến khích và chỉ đạo soạn thảo các quy chế chung của làng bản nhằm xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Tày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.3. Các tổ chức có tính chất xã hội

Tổ chức xã hội được coi là điển hình và có tổ chức chặt chẽ nhất trong các bản người Tày từ xưa đến nay là phường đám ma. Phường này, người Tày gọi là phường phe, chuyên lo việc tang ma giúp gia chủ trong những ngày có tang. Phường phe đã có từ lâu đời trong các bản Tày (cả các bản của người Nùng). Người Tày quan niệm việc con cái báo hiếu cho cha mẹ là vô cùng hệ trọng. Con cái phải lo việc an nghỉ cuối cùng cho cha mẹ mình hết sức chu đáo thì mới được cộng đồng yêu quý và tôn trọng. Vì vậy, một đám ma người Tày tốn kém và phức tạp hơn bất kỳ một công việc nào của mỗi gia đình. Phường phe ra đời, hoạt động và có vai trò lớn cũng là vì thế.

Khác với ở nhiều nơi, phường phe của người Tày ỏ Võ Nhai thường phụ thuộc vào đơn vị bản. Một bản dù lớn hay nhỏ cũng đều có một phe. Ở những bản có hơn một dân tộc cùng cư trú thì phe cũng kết nạp cả những thành viên từ các dân tộc đó, miễn là họ tự nguyện xin vào. Ví dụ, phường phe ở các bản Mỏ Gà, Phượng Hoàng, xã Phú Thượng ngoài người Tày còn bao gồm cả những thành viên là người dân tộc Kinh, Nùng cư trú tại hai bản đó. Các phe thường không bao giờ kết nạp các thành viên là người của bản khác vào tổ chức của mình. Phường phe ở đây có tính chất mở nhưng cũng đóng kín một cách nghiêm ngặt.

Tổ chức phường phe ở Võ Nhai cũng như của người Tày ở nhiều nơi khác có quy chế hoạt động rõ ràng, có nơi thành văn. Ví dụ: Những quy định về việc đóng góp bao nhiêu gạo, tiền, rượu cho mỗi đám; quy định về việc xử lý các thành viên vi phạm; quy định về việc phạt những người đã đủ điều kiện tham gia mà cố tình không tham gia vào phe. Những quy định này thường có những điểm khác nhau, tuy không lớn giữa các phe ở các bản khác nhau. Điểm giống nhau phần lớn giữa các phe đó là các hình thức kỷ luật và xử phạt thường rất nghiêm khắc. Quy chế hoạt động của phe thường quy định mỗi gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đình dù lớn hay nhỏ cũng phải cử 1 người tham gia vào phe. Gia đình nhỏ mới tách ra ở riêng của những cặp vợ chồng mới cưới không quá 3 năm sau phải tham gia vào phe. Nếu sau 3 năm mà họ cố tình không tham gia vào phe thường bị phường phe “để ý” và nếu họ muốn tham gia vào phe thì sẽ bị phạt. Chậm càng lâu thì bị phạt càng nặng. Có phe còn phạt những gia đình như thế cả một con lợn để phe “ăn vạ”, và rõ ràng là không gia đình nào muốn điều đó. Nếu không hoặc chưa kịp tham gia vào phe mà gia đình có tang thì gia chủ sẽ rất vất vả trong tang lễ. Người ta sẽ chỉ đến phúng viếng chứ không hộ gia chủ bất cứ một việc gì. Vì vậy, họ thường tự nguyện và nhanh chóng tham gia vào phe khi đủ điều kiện. Các thành viên trong phe thường sợ nhất là vi phạm và bị phạt với hình thức cao nhất là bị trục xuất ra khỏi tổ chức này. Đối với họ đó là một tai hoạ, không những khi nhà có tang mà còn cả vấn đề danh dự với làng bản nữa. Tuy nhiên, điều này đặc biệt hiếm khi xảy ra. Nghe các cụ cao niên truyền lại thì chưa có trường hợp nào như vậy ở trong các phe. Người ta thường tự giác chấp hành mọi công việc được phân công với ý thức rất cao.

Tổ chức phường phe của người Tày ở Võ Nhai đặc biệt chỉ tham gia vào công việc tang lễ. Ở một số nơi, các phường phe ngoài việc tham gia giúp đỡ tang chủ trong tang lễ là chính thì họ còn kiêm thêm một vài nhiệm vụ khác như: cũng tham gia vào các đám cưới, dựng nhà hoặc tham gia hoà giải khi các thành viên có xích mích riêng tư. Phe ở Võ Nhai không như vậy. Người Tày ở Võ Nhai quan niệm nhắc đến phường phe là có chuyện không hay. Vì vậy, người ta coi chuyện nhắc đến tổ chức này là những điều kiêng kỵ thậm chí cấm kỵ. Phe ở đây thường không có quỹ riêng, không có ngày họp ấn định. Các thành viên chỉ có mặt đông đủ khi làng bản có đám. Dù bận đến mấy họ cũng không vắng mặt, bất đắc dĩ lắm họ phải nhờ họ hàng, anh em đi giúp mình việc của phe. Mỗi dịp có đám như vậy là điều kiện để phe họp lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bàn bạc, rút kinh nghiệm, nhắc nhở những việc làm chưa tốt và những thành viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đó cũng là lúc phe bầu ra những ông trùm mới.

Điều hành tất tất thảy mọi hoạt động của phe là một hoặc hai (mà ở Võ Nhai thường là 2) người đứng đầu gọi là trùm trưởng hoặc trùm phe, một trùm trưởng và mộttrùm phó. Đặc biệt, ở bản Na Đồng, xã Vũ Chấn từ lâu đã có hai ông trùm nhưng đều là trưởng. Bản này có hai khu cách biệt nhau qua một con suối, khi có đám ở khu nào thì ông trùm ở đó làm trưởng. Tuy gọi là được bầu nhưng người ta quan niệm “ thôn lần, xã lượt” luân phiên nhau, đến lượt là phải làm khi được tín nhiệm. Điều kiện để làm trùm phe không có gì đặc biệt, họ chỉ cần là những hội viên. Tuy nhiên, người ta thường ưu tiên bầu trùm phe là những người cao tuổi, có uy tín và biết tổ chức. Nhiệm kỳ của mỗi trùm phe là “ba ca” (ba đám tang), hết ba ca người ta lại bầu ông trùm khác. Vì vậy, có những ông trùm “mát tay” khi làm cả vài năm mà vẫn chưa đủ ba đám tang trong bản, chưa hết nhiệm kỳ. Ngược lại, có những ông trùm “sát” có khi chỉ một tháng đã mãn nhiệm.

Khi nhà có đám thì ngay lập tức gia chủ sẽ báo cho ông trùm. Trùm phe sẽ có trách nhiệm thông báo cho hết thảy các thành viên. Khi chuẩn bị vào công việc, ông trùm sẽ tập hợp mọi người dưới sàn và điểm danh từng nhà, sau đó cắt đặt phân công công việc cụ thể cho từng tổ nhóm, thậm chí từng người từ lấy củi, làm bếp, đào huyệt,... Ở những phe có hai ông trùm hoặc có trùm trưởng và trùm phó thì thường là một người phụ trách chung tại nhà gia chủ, một người phụ trách chung ngoài đồng. Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về công việc mà họ đã được phân công. Trùm phe có sổ sách ghi tất cả những quy định riêng của phe, tên các thành viên và quan trọng hơn là ghi rõ đóng góp của mỗi thành viên trong các đám.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong các đám tang, quyền lực của trùm phe và ý chí của các thành viên có khi còn lấn át cả quyền của tang chủ, mọi việc trong đám tang, tang chủ thường phải hỏi ý kiến của trùm phe, kể cả việc để người chết trong nhà mấy ngày. Ví dụ: nếu trùm phe và các thành viên quyết định chỉ tổ chức đám tang 02 ngày mà gia chủ lại muốn để trên 02 ngày thì phải thống nhất. Gia chủ tự quyết định mà không theo ý kiến của trùm phe thì sẽ phải tự lo trong những ngày còn lại. Nói chung, trùm phe là người quyết định hầu hết và điều hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện võ nhai thái nguyên (Trang 62)