Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

Để giải quyết dứt điểm những tồn tại, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện, EVN cần chỉ đạo các ban chức năng của Tổng công ty phối hợp chặt chẽ với các Ban quản lý dự án khẩn trương hoàn thành các thủ tục xét thầu, sớm phê duyệt kết quả các gói thầu và yêu cầu nhà thầu triển khai thực hiện. Cần áp dụng cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh công tác xét thầu, tránh làm chậm trễ tiến dộ thực hiện các dự án. Cơ chế đặc biệt được nói đến ở đây là văn bản số 797/CP-CN, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, UBND các địa phương và EVN 21 nhiệm vụ (trong đó EVN có 10 nhiệm vụ). Theo đó, cho phép EVN không phải tổ chức đấu thầu mà được chỉ định thầu đối với các công ty tư vấn trong nước. Một số hạng mục phức tạp, áp dụng công nghệ mới EVN có thể thuê tư vấn nước ngoài làm tư vấn phụ. Các đơn vị tư vấn triển khai lập thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 gần như đồng thời với lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nhất là công tác khảo sát địa chất, môi trường, di dân.Văn bản 797/CP-CN cũng cho phép EVN căn cứ yêu cầu của việc thi công các nhà máy để chọn ra một tổ hợp nhà thầu chuyên sâu từng loại công việc như đào đắp, vận chuyển, đổ bê-tông, lắp thiết bị... để giao việc. Tổ hợp này được chỉ định thầu do một đơn vị đảm nhiệm chức năng nhà thầu chính. Những trường hợp đặc biệt, cần sự trợ giúp từ cấp trên, cần cử cán bộ trực tiếp cùng tham gia quá trình xem xét hồ sơ với các Ban quản lý dự án để rút ngắn thời xét thầu. Đồng thời, lãnh đạo cấp trên sẽ thường xuyên kiểm tra, họp giao ban công trường với Ban quản lý dự án và các đơn vị tham gia thi công để kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh.

Bên cạnh đó đối với các công trình mới, các đơn vị tư vấn thiết kế các công trình điện cũng nên cân nhắc, xem xét thiết kế hướng tuyến để hạn chế mức thấp nhất để đường dây đi qua vùng dân cư, hạn chế tối đa nảy sinh các vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

============================================================

Ngoài ra, để giải quyết những mối e ngại từ tâm lý người dân, các cán bộ quản lý cần nâng cao nhận thức của người dân, từ đó tăng cường sự hợp tác từ phía các hộ dân cư. Như trường hợp Công trình đường dây điện 220 kV Tuy Hòa - Nha Trang đã nói ở trên, các cán bộ đảm nhận công tác giải phóng mặt bằng cần giảng giải, phổ biến cho người dân: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 106/2005/NĐ - CP của Chính phủ thì khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn gần nhất khi dây ở trạng thái tĩnh ở cấp điện áp 220 kV là 6m. Quy định ngưỡng giới hạn an toàn về cường độ điện trường mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn cho con người sống và làm việc trong vùng ảnh hưởng của điện trường. Theo đó, các tiêu chuẩn thiết kế, xây lắp công trình đường dây 220 kV Tuy Hòa - Nha Trang đều tuân thủ các quy định thiết kế, vận hành của Việt Nam. Đặc biệt là quy định về ngưỡng an toàn điện từ trường theo Nghị định 106/2005/NĐ- CP của Chính phủ. Thêm vào đó, để người dân thực sự tin tưởng vào các tiêu chuẩn trên, các cơ quan chức năng cần cam kết với nhân dân có nhà cửa, vật kiến trúc bị ảnh hưởng hành lang công trình nếu sau khi đóng điện vận hành công trình mà có sự nhiễm điện, không an toàn theo quy định thì phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để di dời nhà ở, vật kiến trúc ra khỏi hành lang an toàn công trình

Cần có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong quá trình thực hiện đền bù, từ đó đưa ra mức đền bù hợp lý vừa đảm bảo thi công xây dựng công trình, vừa tạo điều kiện cho người dân sinh sống và làm việc ổn định.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w