Tiến tới mở cửa thị trường điện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SX-

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

hợp đồng này, đồng thời có biện pháp hỗ trợ và xử lý kịp thời những vướng mắc liên quan đến vốn cho các dự án điện, kể cả bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ, tạo điều kiện để các đơn vị thực hiện tốt hợp đồng tín dụng và kế hoạch đầu tư các dự án điện vào vận hành ở các năm tiếp theo…

- Đối với các ngân hàng thương mại, cần xem xét cho phép EVN được miễn ký quỹ khi mở L/C thanh toán của hợp đồng nhập khẩu thiết bị khi Tập đoàn có số dư trên gửi tại ngân hàng; chủ động phối hợp với EVN trong việc đàm phán và hoàn tất các thủ tục để ký các hợp đồng tín dụng, đồng thời thực hiện việc giải ngân vốn đầy đủ, kịp thời cho các dự án theo kế hoạch giải ngân vốn hàng tháng của EVN.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong khi chờ giải quyết thủ tục thế chấp, tiếp tục được giải ngân các khoản vay tín dụng ưu đãi cho di dân tái định cư và chế tạo cơ khí thủy công trong nước để không ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

2.3.3. Tiến tới mở cửa thị trường điện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD tại EVN EVN

Việc thiếu hàng hoá trong một nền kinh tế thường không chỉ ở lỗi của doanh nghiệp. Trong trường hợp này cũng vậy, lỗi thiếu điện cần phải được nhìn từ phía quản lý, điều hành ngành điện của Chính phủ. Việc thiếu điện hiện nay gợi cho chúng ta nhớ thời kỳ thiếu gạo những năm 1980. Rõ ràng Việt Nam hồi đó không thiếu khả năng sản xuất gạo, cũng như bây giờ Việt Nam không thiếu khả năng sản xuất điện. Vấn đề là chưa có đủ động cơ để sản xuất. Động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp, mà Chính phủ chưa tạo ra một cơ chế thích hợp để ngành điện phát triển. Do đó Chính phủ cần phải tạo ra một thị trường hiện đại. Một thị trường hiện đại hoạt động hiểu quả sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực giữa các công ty sản xuất điện, giữa các nhà bán lẻ và giữa các công ty cung cấp đường dây tải. Việc cạnh tranh sẽ khiến các doanh nghiệp này liên tục phải tìm cách cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và có những kế hoạch dài hạn thích hợp. Một thị trường điện hiệu quả cũng tạo ra cơ chế ngăn cản các doanh nghiệp sử dụng sức mạnh thị trường để gây sức ép tăng giá nhằm trục lợi bằng sự tổn thất của người tiêu dùng.

Theo đó, chính phủ cần tiến tới mở của thị trường điện theo lộ trình dài hạn để tạo động cơ cho ngành điện phát triển, bao gồm bốn bước:

============================================================

Bước 1:Cho phép tư nhân và quốc tế đầu tư sản xuất điện. EVN mua điện của các công ty sản

xuất điện độc lập (IPPs) qua các hợp đồng dài hạn (đang thực hiện).

Bước 2: Tự do hoá một phần thị trường bán buôn: để các IPPs tự do cạnh tranh với nhau,

trong khi EVN giữ thế độc quyền trên thị trường bán lẻ (lộ trình 2010-2014 của Bộ Công nghiệp). Giai đoạn này thị trường bán buôn có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua.Trong giai đoạn này, có nhiều người bán buôn nhưng chỉ một người mua (EVN) để bán lại trên thị trường bán lẻ. Giai đoạn 1, tong người bán buôn ký hợp đồng với EVN, các hợp đồng này độc lập với nhau và giá cả được xác định kín giữa hai bên. Trong giai đoạn 2, những người bán buôn phải cạnh tranh với nhau để bán cho EVN. Giá cả được xác định theo mức thị trường, công khai và chỉ một giá duy nhất cân bằng cung-cầu.

Bước 3: Tự do hoá hoàn toàn thị trường bán buôn thông qua việc phá thế độc quyền bán lẻ của

EVN và cho phép các người mua lớn có thể mua trực tiếp từ người bán buôn. Khi giai đoạn này kết thúc, thị trường bán buôn sẽ có nhiều người bán và nhiều người mua. Theo lộ trình của Bộ Công nghiệp, giai đoạn này sẽ được thực hiện trong thời gian 2014-2022.

Bước 4: Giai đoạn cuối cùng là tự do hoá cả thị trường bán lẻ điện. Khi giai đoạn này được

thực hiện, người mua điện nhỏ cũng có quyền lựa chọn mua điện của các công ty bán lẻ khác nhau. Giai đoạn này sẽ được thực hiện sau năm 2022- cũng theo lộ trình của Bộ Công nghiệp.

Việc tự do hoá thị trường điện sẽ tạo động lực cho giới đầu tư tư nhân và quốc tế tham gia sản xuất điện. Tuy nhiên, đây không phải là một kết quả tất yếu, nếu không được thực hiện tốt thì việc tự do hoá thị trường điện sẽ tạo ra những bẫy giá cả nguy hiểm cho người mua và không chắc sẽ giải quyết được tình trạng khan hiếm điện. Việc tái cơ cấu thị trường điện, vì thế, là một việc khó khăn, nhiều rủi ro và đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải có kiến thức tốt hoặc được tư vấn tốt về thị trường điện hiện đại và cách xây dựng nó.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w