PHÁT SINH TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI Mục đích Yêu cầu

Một phần của tài liệu bài giảng xử lý nước cấp và nước thải (Trang 114 - 117)

- Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ (chiếm khoảng 58%), ngòai ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.

PHÁT SINH TỪ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƢỚC THẢI Mục đích Yêu cầu

Mục đích - Yêu cầu

 Về kiến thức: Sinh viên phải nêu được:

- Các nguyên nhân phát sinh chất thải trong quá trình xử lý nước thải - Các phương pháp xử lý chất thải trong quá trình xử lý nước thải

 Về kĩ năng: Sinh viên phải nắm được: - Biết cách xử lý các chất thải phát sinh

- Biết cách khắc phục các sự cố trong quá trình xử lý

Số tiết lên lớp: 4 tiết

Bảng phân chia thời lƣợng

STT Nội dung Số tiết

1 Các nguồn ô nhiễm từ hệ thống xử lý nước thải 1

2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 1

3 Các phương pháp xử lý mùi 1

4 Câu hỏi hiểu bài và thảo luận + báo cáo 1

Trọng tâm bài giảng

 Các chất thải phát sinh trong xử lý nước thải

 Các phương pháp xử lý

Nội dung bài giảng

6.1. Các nguồn ô nhiễm từ hệ thống xử lý nƣớc thải [7 tr 155] 6.1.1. Chất thải rắn 6.1.1. Chất thải rắn

Trong xử lý nước thải, chất thải rắn phát sinh từ quá trình sàng lọc tại song chắn rác, cặn lắng hay váng nổi trong bể điều hòa, bùn lắng từ bể lắng đợt 1, bùn lắng từ quá trình kết tủa, keo tụ tạo bông, bùn lắng từ quá trình lắng bậc 2,..

6.1.2. Không khí

Nguồn phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí từ hệ thống xử lý nước thải thường bao gồm các vấn đề sau:

- Ô nhiễm mùi từ sự lên men của chất hữu cơ trong bể điều hòa, từ khu vực lưu giữ bùn, từ bể nén bùn,…và trong một số trường hợp đặc biệt là sự bay hơi của chất vô cơ và hữu cơ trong quá trình thổi khí.

- Ngoài ra còn một hóa chất bay hơi từ hệ thống bồn lưu giữ hóa chất dành cho xử lý (khí Cl2, HCl, H2S,…).

Câu hỏi thảo luận

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết: Trong quá trình xử lý nước thải sẽ phát sinh thêm những

nguồn thải nào?

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết: Bùn từ bể lắng một có thể tái sử dụng làm những vật liệu

gì?

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết: Bùn từ bể lắng hai được tuần hoàn lai vào công đoạn nào

của quá trình xử lý?

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết: Các công đoạn phát sinh chất thải rắn của hệ thống xử lý

nước thải?

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết: Có bao nhiêu phương pháp thu hồi bùn thải từ bể lắng?

6.2. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn [7 tr 155]

6.2.1. Xử lý bùn

6.2.1.1. Thu hồi bùn đáy

Nén bùn trọng lực (Gravity thickening) được thiết kế tương tự như bể lắng cổ điển, thường sử dụng dạng bể hình tròn.

- Bùn lỏng được đưa vào ống lắng trung tâm (center feed well). - Bùn sẽ lắng, nén lại ở đáy bể và được tháo ra định kỳ.

- Phần nước tách ra trên bề mặt được đưa trở lại bể lắng đợt 1.

- Bùn từ bể nén bùn được bơm đến bể phân hủy hoặc thiết bị tách nước. - Nén bùn trọng lực được áp dụng rất hiệu quả đối với bùn từ bể lắng đợt 1. Việc thiết kế bể nén bùn trọng lực cơ bãn dựa trên tải trọng bùn.

6.2.1.2. Tuyển nổi tách bùn

Theo nguyên lý vận hành thiết bị, quá trình tuyển nổi tách bùn có thể phân loại thành ba dạng chính sau đây:

- Tuyển nổi bằng khí hòa tan – DAF - Tuyển nổi chân không

- Tuyển nổi bằng khí phân tán

Trong đó, tuyển nổi bằng khí hòa tan thường được sử dụng để xử lý bùn hoạt tính.

+ Thời gian lưu bùn + Tải trọng thể tích

+ Độ giảm thể tích bùn theo thời gian.

Các bể phân hủy kị khí có thể có dạng tròn, hình chữ nhật hay dạng hình trứng.

6.2.1.4. Bể phân hủy hiếu khí

Phân hủy bùn hiếu khí được sử dụng để xử lý bùn từ các công trình xử lý sinh học hiếu khí có công suất nhỏ hơn 0.2 m3/s.

Ưu điểm:

- Mức độ phân hủy chất rắn bay hơi trong hệ thống phân hủy hiếu khí tương đương với phân hủy kị khí

- Nồng độ BOD trong nước bề mặt thấp hơn

- Quá trình phân hủy ít hay không gây mùi hôi, tạo ra sản phẩm ổn định và dạng mùn

- Thu hồi được nguyên liệu có giá trị để sản xuất phân bón từ bùn - Vận hành đơn giản

- Chi phí đầu tư thấp hơn Nhược điểm:

- Chi phí vận hành cao hơn do phải duy trì hệ thống cấp oxy; - Bùn sau xử lý khó tách nước bằng phương pháp cơ học;

- Quá trình bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ, vị trí và vật liệu chế tạo bể; - Không thể thu hồi được khí CH4.

Câu hỏi thảo luận

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết: Biện pháp thu hồi bùn lỏng từ bể lắng ngang?

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết: Sau khi bùn được thu hồi tại bể lắng một cần phải có biện

pháp nào xử lý để giảm hàm lượng nước trong bùn?

Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết: Các biện pháp giảm lượng nước trong bùn thải?

Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết: Trong xử lý nước thải bùn được thu hồi ở những công đoạn

nào? Nêu các biện pháp thu hồi ở từng công đoạn?

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết: Có bao nhiêu phương pháp tuyển nổi để thu hồi bùn?

6.2. Xử lý mùi [7 tr 164]

6.2.1. Mùi phát sinh từ bể điều hòa

- Việc sục khí liên tục hay rút ngắn thời gian lưu của nước trong bể điều hòa có thể giảm tối đa lượng mùi phát sinh.

- Ngoài các biện pháp trên có thể làm kín bể để tránh phát tán mùi.

6.2.2. Khí thải từ hệ thống xử lý bùn

- Có thể thực hiện việc thông gió cục bộ để phát tán mùi đối với hệ thống nhỏ. - Trong trường hợp công suất lớn, có thể lắp đặt hệ thống thu khí và dẫn qua bể xử lý

khí bằng phương pháp lọc sinh học để xử lý lượng mùi trên.

6.2.3. Khí thải phát sinh từ khu vực pha chế - lƣu giữ hóa chất

- Có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng các thiết bị kín - Lắp đặt hệ thống thu gom và phát tán

- Điều chỉnh pH của dung dịch cho phù hợp để tránh bay hơi,…

Một phần của tài liệu bài giảng xử lý nước cấp và nước thải (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)