Chƣơn g3 LẮNG NƢỚC
3.3. Kiểm soát hiệu quả quá trình lắng [1 tr 109;110]
Trong thực tế ở điều kiện tự nhiên quá trình lắng xảy ra phức tạp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố
- Về mặt thủy lực: Dòng chảy thường không đạt chế độ chảy tầng lý tưởng mà còn
xuất hiện những dòng chảy rối theo hướng bất kỳ → cuốn theo cặn - Để đạt được chế độ chảy tầng: Re < 2000
Vo – tốc độ trung bình trong bể (m/s) R – bán kính thủy lực (m)
- Độ nhớt động lực của nước (m2 /s) - Thực tế giá trị Re khác nhau tại các vùng khác nhau trong bể
- Để hạn chế ảnh hưởng của dòng nước xoáy: Bể lắng cần có cấu tạo phù hợp để đảm bảo cân bằng giữa lực quán tính, lực hút trọng trường tác động lên các phần tử nước
Đối với bể lắng ngang: phải phân bố đều nước nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng chảy tắt, tạo xoáy nước, dòng chảy không ổn định, không chảy tầng, sục cặn.
Biện pháp:
+ Phân phối nước: tốt nhất là dùng tấm phân phối khoan lỗ R V tb . Re 0
+ Thu nước: Cần tránh làm tăng vận tốc chảy, sẽ làm cặn bị kéo theo máng
Bài tập tại lớp
Câu 1: Hiệu quả lắng trong bể lắng đứng của các hạt có keo tụ phụ thuộc vào:
A. Loại chất keo tụ và liều lượng chất keo tụ B. Sự phân bố đều của dòng nước đi lên
C. Loại chất keo tụ và liều lượng chất keo tụ, sự phân bố đều của dòng nước đi lên, chiều cao vùng lắng
D. Chiều cao vùng lắng.
Câu 2: Tốc độ rơi của hạt trong môi trường nước tĩnh ở nhiệt độ 100C gọi là: A. Vận tốc của hạt
B. Gia tốc của hạt
C. Độ lớn thủy lực của hạt
Câu 3: Trong quá trình lắng, đường kính tương đương của một hạt có hình dạng bất kỳ là:
A. Đường kính của hạt khác có tốc độ rơi bằng tốc độ rơi của hạt đó B. Đường kính của hạt có gia tốc rơi bằng gia tốc rơi của hạt đó
C. Đường kính của hạt hình cầu có khối lượng bằng khối lượng của hạt đó
D. Đường kính của một hạt hình cầu có độ lớn thủy lực bằng độ lớn thủy lực của hạt đó.
Câu 4: Tập hợp các hạt trong quá trình lắng không thay đổi về hình dạng, kích thước và độ
lớn thủy lực gọi là:
A. Tập hợp các hạt đồng nhất, ổn định
B. Tập hợp các hạt không đồng nhất, ổn định C. Tập hợp các hạt đồng nhất, không ổn định. D. Tập hợp các hạt không đồng nhất, không ổn định
A. Hệ số nhớt động học của nước, khối lượng riêng của nước và của hạt, gia tốc trọng trường, đường kính hạt, khối lượng của hạt
B. Hệ số nhớt động học của nước, đường kính hạt, khối lượng riêng của nước và của hạt, chỉ số Re
C. Hệ số nhớt động học của nước, khối lượng riêng của nước và của hạt, gia tốc trọng trường, đường kính hạt
D. Hệ số nhớt động học của nước, chỉ số Re, đường kính và khối lượng của hạt.
Hướng dẫn trả lời: 1c, 2c, 3d, 4a, 5c
Bài tập về nhà
Anh (chị) hãy tính toán, thiết kế bể lắng li tâm cho trạm xử lý có công suất 30.000 m3/ ngày đêm.
Hướng dẫn: Cho biết
- Hàm lượng cặn lớn nhất của nước nguồn là 2400 mg/l. - Vận tốc lắng cặn uo = 0,6 mm/s
- Đường kính lỗ trên vách ngăn và đường kính lỗ trên máng chảy đều bằng 40mm.
Bài tập cuối chƣơng
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết: Nêu ưu điểm của bể lắng lớp mỏng
Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết: Nêu nhược điểm của bể lắng lớp mỏng?
Câu 3: Anh (chị) hãy cho biết: Có thể xây dựng cải tạo bể lắng nào thành bể lắng lớp mỏng không?
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết: Theo chế độ dòng chảy bể lắng lớp mỏng được chia thành
mấy loại?
Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết: Bể lắng lớp mỏng thường được sử dụng với những loại nước nào?