Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đầu tư quốc tế và tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với tổng công ty lắp máy việt nam (Trang 51 - 58)

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :

2.2.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp

nghiệp

Và khác với sự ảm đảm của thị trường cổ phiếu Lilama, trái phiếu của Lilama đã thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Để thực hiện chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư, nhu cầu vốn của Lilama là rất lớn. Ngoài việc thu hút vốn qua việc cổ phần hoá phát hành cổ phiếu hay nguồn vốn vay truyền thống từ các tổ chức tín dụng Lilama đang khai thác các kênh huy động vốn mới và trái phiếu là một kênh không thể thiếu. Hiện nay việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang trở thành một kênh huy đông vốn hấp dẫn, cạnh tranh so với kênh huy động vốn truyền thống.

Với trái phiếu, doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồn lực hơn với mục đích lớn hơn, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có thương hiệu trên thị trường như Lilama. Hình thức này cho phép doanh nghiệp chủ động hơn trong việc vay vốn, có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau. Đối với các doanh nghiệp hiện nay tỉ lệ nợ cao chưa hẳn là xấu mà còn thể hiện được khả năng chiếm dụng vốn và nhất là uy tín của doanh nghiệp có vị thế càng cao càng dễ huy động vốn. Vì thế việc phát hành trái phiếu ra công chúng cũng góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và nâng cao vị thế của chính doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

Trái phiếu mang lại chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với cổ phiếu và giới hạn trách nhiệm trong thời gian ngắn hơn. Doanh nghiệp thường hứa với cổ đông mức cổ tức khoảng 12-15%/năm. Theo số liệu từ Lilama mức cổ tức của một số công ty thành viên dao động từ 13,5%- 17%. Trong khi đó với việc huy động vốn bằng trái phiếu, mức lãi suất trả cho các nhà đầu tư chỉ dao động trong khoảng 9-10%/năm. Hơn thế, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh

nghiệp đối với nhà đầu tư sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi đó cổ phiếu thể hiện sự sở hữu công ty một cách lâu dài nên doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cổ đông trong suốt thời gian nó tồn tại.

Khi doanh nghiệp cần vốn nhưng ngại phát hành cổ phiếu rộng rãi, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt nhưng không muốn phát hành cổ phiếu … thì việc huy động vốn thông qua trái phiếu giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng bị thao túng mà lợi tức chia sẽ cũng chỉ giới hạn trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi phát hành.

Mặt khác, phát hành trái phiếu cũng có lợi hơn so với vay ngân hàng. Lãi suất cho vay bình quân của khối Ngân hàng thương mại hiện vào khoảng 11-15%/năm đối với các kỳ hạn trên 1 năm tuỳ từng đối tượng khách hàng. Trong khi đó lãi suất trả sau trái phiếu có kỳ hạn 5 năm cao nhất hiện nay trên thị trường là 10,5%/năm (Trái phiếu Sông Đà phát hành tháng 8/2006). Như vây, phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn có chi phí thấp hơn so với vay ngân hàng thông thường. Việc huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu nếu thực hiện được sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng nguồn vồn ổn định và dài hạn hơn so với đi vay ngân hàng. Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn 1 năm, nhưng các dự án lớn ngân hàng lại bị giới hạn mức cho vay không quá 15% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Việc phát hành trái phiếu đòi hỏi thời gian ít hơn so với thời gian đi vay hoặc thời gian phát hành cổ phiếu. Thời gian cần thiết để phát hành trái phiếu từ khâu chuẩn bị đến hoàn tất giao dịch mất bình quân khoảng 8 tuần. Trong khi đó, nếu vay ngân hàng hay phát hành cổ phiếu doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. Ngoài ra, một số ưu điểm khác của trái phiếu là trong một số trường hợp, cho phép doanh nghiệp huy động được khối lượng vốn dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành cổ phiếu. Ngoài ra, với việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể giảm được chi phí vốn lãi suất trả cho các nhà đầu tư hàng năm được tính như một khoản chi phí của doanh nghiệp (chi phí tính thuế) từ đó giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Tuy là một phương thức huy động vốn hiệu quả nhưng lại khá mới mẻ trên thị trường tài chính Việt Nam. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996 mới có 1 doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Và đến năm 2005 có thêm 1 doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đến nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu để huy động vốn. Năm 2006, có 6 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với 15 đợt phát hành có giá trị hơn 11.000 tỷ đồng. Và đến năm 2007, cả nước mới chỉ có 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, 17 đợt phát hành với trị giá trên 20.000 tỷ đồng.

Năm 2007, là lần đầu tiên Lilama phát hành trái phiếu nhưng chỉ trong cùng năm này Lilama đã phát hành 3 đợt phát hành trái phiếu.

Bảng 2.5 Các đợt phát hành trái phiếu của Lilama trong năm 2007

Số lượng (tỷ đồng) Thời hạn Lãi suất

Lần 1 500 5 9.60%

Lần 2 1000 10 9.20%

Lần 3 500 5 8.8%

(Nguồn: Bộ tài chính năm 2007) Đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của Lilama vào 5/3/2007 thông qua Công ty chứng khoán Ngân hàng Habubank (HBBS) đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu bằng tiền đồng với kỳ hạn 5 năm.

Đợt phát hành trái phiếu lần thứ hai vào 6/6/2007 với số vốn huy động gấp đôi đợt phát hành lần 1 với số vốn huy động 1000 tỷ đồng. Trong đợt phát hành trái phiếu lần này, Lilama đã chỉ định Ngân hàng Deutsche Bank AG và Habubank Securities cùng thực hiện việc phát hành. Trái phiếu được phát hành với lãi suất 9,2%/năm, thanh toán gốc một lần khi đến hạn với hình thức bút toán, ghi sổ.

Sau hai đợt phát hành thành công, lần phát hành trái phiếu lần thứ ba vào đầu tháng10 trong năm 2007 của Lilama thông qua Công ty cổ phần chứng khoán quốc tế Việt Nam(VIS). Với đợt huy động vốn lần này, Lilama đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu cho các tổ chức và nhà đầu tư. So với lãi xuất 8% của trái phiếu kho bạc 5 năm cùng kỳ hạn (cao hơn một số trái phiếu cùng kỳ hạn khác khoảng

0,8%/năm) thì mức lãi suất của trái phiếu Lilama đang là mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chính vì thế đợt phát hành lần này đã thu hút đông đảo sự quan tâm của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế thông qua các quỹ. Nguồn vốn huy động được lần này, Lilama sẽ sử dụng vào việc xây dựng Dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1..

Theo số liệu từ bảng 2.5 lãi suất trái phiếu của Lilama là lãi suất trả sau, giao động từ 8,8%- 9.6% đây là mức lãi suất trung bình so với lãi suất trái phiếu của các đơn vị phát hành khác. Lần phát hành lần sau có lãi suất thấp hơn lãi suất đợt phát hành lần trước nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư chứng tỏ được thương hiệu Lilama trên thị trường tài chính.

Bảng 2.6 : Các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2007

Tổ chức phát hành Giá trị (tỷ đồng) Lãi suất Ngày phát hành Ngày đáo hạn Vinashin 500 10% 5/1/2007 5/1/2012 Vinashin 1.000 10,5% 18/1/2007 18/1/2017 Lilama 500 9,6% 5/3/2007 5/3/2012 Vinashin 3.000 9% 13/4/2007 13/4/2017 Vnsteel 400 9,5% 10/5/2007 10/5/2012 Lilama 1.000 9,2% 6/6/2007 6/6/2017 CII 500 10,3% 9/7/2007 9/7/2014 BIDV 3.000 8,15% 23/7/2007 23/7/2012 Techcombank 1.750 8,6% 31/8/2007 31/8/2012 Vinashin 3.000 9,4% 20/9/2007 20/9/2017 CTCK Thăng Long 300 9% 22/9/2007 22/9/2009 ACB 2.250 8,6% 25/9/2007 25/9/2012 VNECO 500 10,05% 28/9/2007 28/9/2012 Lilama 500 8,8% 1/10/2007 1/10/2012 Vincom 1.000 10,3% 22/10/2007 22/10/2012 Sacomreal 500 9,8% 31/10/2007 31/10/2012 CK Thăng Long 200 9% 27/11/2007 27/11/2009

Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc

400 9% 28/11/2007 28/11/2022

SCB 1.400 8,5% 2/12/2007 5/12/2009

Sacomreal 500 10% 10/12/2007 10/12/2012

Vinacomin 1.500 9,5% 11/12/2007 11/12/2017

ACB 1.920 8,7% 20/12/2007 10/12/2010

Minh Phú 200 9,98% 21/12/2007 21/12/2012

(Nguồn : Bộ tài chính năm 2007)

Theo số liệu từ bảng 2.6 trên lãi suất cao nhất trên thị trường trái phiếu Việt Nam là 10,5% của Tổng công ty đóng tàu Việt Nam (Vinashin) và lãi suất thấp nhất 8.5% của trái phiếu SCB. Lãi suất trái phiếu của Lilama từ 8,8%- 9,6% so với lãi suất của thị trường thì đây là mức lãi suất trung bình. Tuy thấp hơn lãi suất của các đơn vị phát hành khác nhưng ba đợt phát hành trái phiếu của Lilama đều rất thành công.

Sự thành công của trái phiếu Lilama được thể hiện ở sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu Báo cáo phát hành trái phiếu của Bộ Tài chính 90% số trái phiếu của Lilama nằm trong tay các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là tỷ lệ cao hơn so với mức bình quân 50%- là tỷ lệ nắm giữ bình quân của nhà đầu tư nước ngoài đối với trái phiếu Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) với kinh nghiệm và kiến thức của mình, khi lựa chọn đầu tư vào bất kỳ một kênh nào, họ cũng đều cân nhắc, tính toán và chỉ "đổ vốn" khi nhìn thấy tiềm năng thực sự của kênh đầu tư đó.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp điều họ quan tâm nhất quan trọng nhất là tiềm năng, chiến lược và kết quả kinh doanh, sản xuất của công ty. Trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay, ngành lắp máy là ngành đang phát triển với tốc độ cao, kết quả sản xuất kinh doanh rất khả quan, có tiềm năng và đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Và Lilama đang dần khẳng định vị thế của mình khi đảm nhận vai trò là tổng thầu cho các dự án nhà máy điện.

Nguồn vốn huy động từ các đợt phát hành trái phiếu năm 2007 được Lilama đầu tư vào các dự án đầu tư: Nhiệt điện Vũng Áng 1, Thuỷ điện Hủa Na, Nhà máy xi măng Đô Lương, Trụ sở công ty tại đường Phạm Hùng ( Hà Nội ), Khu nhà hỗn hợp ở và kết hợp làm việc Lilama tại TP Hồ Chí Minh. Trong đó, đợt phát hành lần thứ hai 1000 tỷ đồng được huy động để đầu tư cho Nhiệt điện Vũng Áng 1.Với số vốn đó Lilama bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tư như: trên công trường đã hoàn thành

phá bom mìn, đền bù giải phóng mặt bằng các khu vực chính. Hoàn thành công tác san lấp mặt bàng khu nhà máy chính và khu nhà điều hành. Dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I công suất 1200 MW, tổng giá trị đầu tư 1,2 tỷ USD đã hoàn thành đền bù giải phòng mặt bằng các khu vực phụ trợ và khu nhà điều hành; san lấp mặt bằng nhà máy chính đã đạt 80% khối lượng công việc; khu vực sân bãi thi công số 1 hoàn thành 100% khối lượng.

Sự thành công của các đợt phát hành trong năm 2007 cho thấy Lilama đang ngày càng tạo dựng thương hiệu vững chắc trong con mắt các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở đường cho Lilama tiếp cận sâu vào thị trường tài chính trong nước và quốc tế trong tương lai.

Với sự thành công đó, Lilama đang xây dựng đề án trình lên Bộ tài chính để phát hành trái phiếu quốc tế. Trước tiên, phát hành trái phiếu quốc tế có nhiều ưu điểm so với các hình thức vay vốn khác. Bởi đây là hình thức vay có mức lãi suất thấp hơn lãi suất vay tín dụng xuất khẩu. Chúng ta có thể chủ động về thời gian vay tốt hơn so với hình thức vay thương lượng giữa các Chính Phủ.

Để thiết lập một mức chuẩn (benchmark) cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Phải có trái phiếu chính thức của Chính phủ ra thì các doanh nghiệp mới ra thị trường quốc tế được. Các doanh nghiệp Việt Nam từ bây giờ nếu muốn huy động vốn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì sau trái phiếu quốc tế, họ đã có thể phát hành trái phiếu công ty trên thị trường quốc tế dựa trên mức chuẩn trái phiếu Chính phủ đã tạo ra.

Và ngày 28/10/2005, 750 triệu USD trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam có kỳ hạn 10 năm(đáo hạn tháng 1/2016) đã được bán hết ở New York với giá bán 98,223% so với mệnh giá có lãi suất cố định là 6,875%/năm (tính ra lãi xuất thực là 7,125%). Đây là lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. Với 225 nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu Chính phủ Việt Nam, trong đó đơn đặt mua lớn nhất là 150 triệu USD và gần 30 đơn hàng khác có giá trên 50 triệu USD. Đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay và gần 4,5 tỉ USD được huy động chỉ trong một tuần, một con số không hề dễ dàng huy động qua các kênh thông

thường. Tạp chí Tài chính quốc tế đã đánh giá trái phiếu quốc tế Việt Nam là trái phiếu phát hành thành công nhất năm 2005. Các nhà đầu tư đã mua hết trái phiếu của Việt Nam một phút ngay sau khi phát hành. Trái phiếu của Việt Nam ngay sau đó đã được đem đi giao dịch trên tất cả các trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore, London, New York, Boston... liên tục đến năm 2016.

Việc phát hành trái phiếu lần này có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là một trong những mục tiêu của Việt Nam tham gia hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế nhằm đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, việc phát hành trái phiếu quốc tế còn là một phương thức vay thương mại trong chiến lược huy động vốn của Việt Nam, đảm bảo quyền tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được không bị lệ thuộc vào điều kiện của các nhà thầu như vay tín dụng xuất khẩu. Đồng thời việc phát hành trái phiếu lần này đã mở đường cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Việc huy động vốn từ thị trường quốc tế sẽ làm giảm áp lực về vốn ngoại tệ đối với hệ thống ngân hàng trong nước, giành mức lãi suất có lợi trong nước cho các dự án không có khả năng vay vốn nước ngoài, đặc biệt cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện nay, ở Việt Nam việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế theo 3 hình thức: Chính phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành không phải bảo lãnh của Chính phủ.

Sau đợt phát hành thành công 750 triệu USD trái phiếu quốc tế trên, nhiều Tổng công ty lớn bày tỏ tham vọng sẽ huy động vốn trên thị trường quốc tế trong đó có Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama), còn Bộ Tài chính luôn khẳng định sẽ hỗ

Một phần của tài liệu đầu tư quốc tế và tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với tổng công ty lắp máy việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w