- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :
3.1 Phương hướng phát triển của Tổng công ty Lắp máy
Chiến lược phát triển của Lilama là thành tập đoàn công nghiệp xây dựng mạnh, hoạt động đa ngành nghề vào năm 2010. Lilama đã bắt đầu chuyển sang đầu tư vào điện, xi măng và sắt thép. Chính phủ cũng đã phê duyệt để Lilama xây dựng các trung tâm cơ khí công nghiệp nặng để tiến tới chế tạo 80 - 90% thiết bị cho các công trình công nghiệp lớn.
Các dự án đầu tư của Lilama đang được triển khai chọn lọc, trọng điểm vào những lĩnh vực then chốt phù hợp với quy hoạch phát triển của Chính phủ đến năm 2020. Đó là các dự án thuộc ngành điện : nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 công suất 1.200 MW, thuỷ điện Hủa Na 200 MW, thuỷ điện Sông Ông, Sông Vàng, xi măng Thăng Long…Sau 2012 và chậm nhất là 2015 Lilama sẽ có khoảng 3000MW trong 13.000 MW điện của cả nước, chiếm 10% sản lượng điện Quốc gia.
Các dự án nhà máy xi măng đang xây dựng như nhà máy xi măng lớn nhất ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) 2,3 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Thăng Long 1 và Thăng Long 2 đã có quyết định của Chính phủ, thêm vào đó là các nhà máy xi măng Đô Lương, Sông Thao và một số nhà máy nhỏ khác để có thể đạt sản lượng 6,5 triệu tấn/năm vào 2012. Đến lúc đó Lilama sẽ chiếm 15% sản lượng xi măng cả nước.
Lilama cũng đang tính tới hướng hợp tác với Bộ Quốc phòng trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cơ khí đồng thời "tấn công" sang lĩnh vực đóng tàu với mục tiêu: phải đuổi kịp Vinashin. Tranh thủ sự chuyển dịch kinh tế thế giới, Tổng công ty đẩy mạnh đầu tư cho đóng tàu vận tải biển. Ngoài các cơ sở đóng tàu đã có ở Hải Phòng, Hải Dương, Lilama sẽ đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu sức trở 60.000 tấn ở Long An.
Không chỉ mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực công nghiệp khác, Lilama còn tham gia vào đầu tư bất động sản. Đầu tư bất động sản để đón bắt xu hướng phát triển. Lilama đang có 3 công ty bất động sản đó là Lilama Land, Lilama UDC và...3 công ty này trong tương lai sẽ làm ăn rất tốt vì thị trường rất lớn.
Do đó, nguồn vốn cho đầu tư và phát triển của Lilama trong giai đoạn tới là rất lớn. Theo số liệu của Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy , giai đoạn 2007 – 2010 Tổng Công ty cần huy động khoảng 37.000 tỷ đồng.
Để đáp ứng được nhu cầu vốn đó, Tổng công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong và ngoài nước thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu quốc tế và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án.