- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :
3.2.1 Xây dựng thương hiệu
Để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Tổng công ty cần xây dựng thương hiệu để khẳng định vị trí của mình trên thị trường.Thương hiệu chính là tiền. Chúng ta phải biết chuyển nó thành của cải vật chất. Của cải ở đây lại chính là tiền, là tài chính, là nguồn vốn.
Các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào một công ty nào đó thì quan tâm đến thương hiệu của công ty đó. Hiện nay, thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh mẽ ngày càng có nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán đem lại nhiều cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để cổ phiếu của công ty luôn hấp dẫn các nhà đầu tư không phải là điều dễ dàng. Với tỷ lệ 0,04% cổ phiếu của Lilama 10 mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ - một tỷ lệ thấp nhất mà các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn đặt Lilama trước thách thức phải xây dựng một thương hiệu mạnh tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.
Đã đến lúc phải chấm dứt cái thời "bán lưng cho đất, bán mặt cho trời" trên các công trình, các dự án nhỏ hay mải mê vào việc tìm kiếm những hợp đồng và cạnh tranh với các nhà thầu thua kém về nhiều mặt. Đã đến lúc phải chuyển sang một hướng khác khi đã bỏ ra cả chục năm trời để xây dựng thương hiệu và biến nó thành những khả năng về tài chính, vốn... Đấy là cái tư duy tài chính mà bây giờ các tập đoàn kinh tế công nghiệp lớn đang làm. Lilama đã khẳng định được thương hiệu thông qua vai trò là tổng thầu EPC, các lô hàng xuất khẩu mang thương hiệu Lilama.
Những năm gần đây, các công ty của Lilama lớn mạnh dần về tài chính bằng cổ phần hoá, bằng phát hành thêm trái phiếu, cổ phiếu. Thương hiệu công ty nào mạnh, có uy tín hơn thì việc huy động vốn trở nên dễ dàng hơn, và như vậy chúng ta đã biến thương hiệu thành tiền, thành khả năng tài chính, có điều chúng ta còn dè dặt quá, chúng ta chưa chú ý đền việc đánh bóng thương hiệu.
Tuy nhiên, Lilama lại chưa thực sự chú trọng đến xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Thương hiệu Lilama mới chỉ dừng ở mức độ phân biệt chứ chưa được thương mại hoá. Đây cũng là một thực trạng của quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Ở nền kinh tế tập trung , chúng ta không có sự cạnh tranh về thương hiệu nhưng trong nền kinh tế thị trường có sự hội nhập sâu của nền kinh tế toàn cầu, việc định vị thương hiệu là một việc làm cần thiết.
Thương hiệu không có nghĩa một cái tên, một cái logo nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thế là hoàn thành xong việc xây dựng thương hiệu…nhưng thực chất của việc xây dựng, phát triển và định vị thương hiệu phải là làm cho cái tên trở nên có ý nghĩa, có tác động tâm lý tới các nhà đầu tư và quan trọng là phải có giá trị thương mại. Việc này là một công việc lâu dài, mang tính chiến lược của doanh nghiệp, bao gồm việc định hướng chiến lược cho hệ thống thương hiệu, việc quảng bá và định vị thương hiệu và các hệ thống quản lý nhằm bảo vệ và phát triển thương hiệu. Cho nên, cần có ngay những biện pháp cụ thể, nghĩa là toàn Tổng Công ty phải có những cuộc hội thảo và các công ty phải có ngay một lực lượng đặc biệt về tài chính, kế toán, có những lớp đào tạo để có những tiêu chí đó rồi chuyển thành kiến thức thực thi.