I Nguyên liệu tinh 47% Nguyên liệu thô 25%
a. Thực trạng hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường
Trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư thì một doanh nghiệp phải có cái nhìn tổng thể về thị trường và phân tích một cách đúng đắn nhằm đưa ra chiến lược đầu tư sao cho hiệu quả. Quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, công ty XNK và Đầu tư IMEXIN đã chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường. Đây là hoạt động đầu tư không yêu cầu nhiều vốn nhưng đòi hỏi thời gian, công sức và có tính quyết định cao. Quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường cho việc sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty IMEXIN trải qua những giai đoạn dưới đây.
Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể về thức ăn chăn nuôi Là một nước nông nghiệp, Việt Nam coi ngành chăn nuôi là một trong những ngành thế mạnh của mình. Mặc dù đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dần cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, góp một phần lớn cải thiện thu nhập người dân và là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp. Thức ăn luôn là vấn đề quan trọng nhất trong chăn nuôi vì nó quyết định trực tiếp đến năng suất, chất lượng, giá thành của các sản phẩm thịt, trứng, sữa. Vì vậy, công ty XNK và Đầu tư IMEXIN đã chủ trương nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi. Những nét chính của thị trường thức ăn chăn nuôi nước ta xét xung quanh thời điểm nghiên cứu có thể được khái quát qua những điểm sau:
- Kể từ trước năm 2000 và trở về sau, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta phát triển khá nhanh. Một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có quy mô lớn quen dần với công nghệ thông tin nắm bắt tình hình giá cả trong nước và ngoài nước. Hàng loạt máy móc thiết bị ép viên, sản xuất thức ăn đa năng tiện dụng được nhập và lắp đặt ở nhiều nhà máy nhằm phục vụ cho công nghiệp chăn nuôi. Trong vòng 10 năm 1993-2003, sản lượng thức ăn chăn nuôi nước ta tăng gấp 50 lần. Năm 2002 (thời điểm bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ) nước ta có khoảng 138 nhà máy sản xuất thức ăn nhưng đến năm 2004 cả nước đã có 197 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Công ty XNK và Đầu tư IMEXIN đã nắm bắt được tình hình trong nước và
quyết định đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc quyết định đầu tư trong giai đoạn này gặp những thuận lợi sau: nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn này của nước ta là rất lớn đó là thị trường đầu ra của sản phẩm; trong thời kì này nước ta đã bắt đầu quen với công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị nên công ty có kinh nghiệm tích lũy từ nền sản xuất trong nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình.
- Tuy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta kể từ năm 1990 trở đi có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng lượng cung thức ăn chăn nuôi tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ cầu. Cụ thể là muốn có được những giống vật nuôi tốt thì nhu cầu của người nông dân về thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm là rất lớn, trong khi đó sản lượng thức ăn hỗn hợp năm 2000 chỉ đáp ứng được dưới 40% nhu cầu trong nước. Vì vậy Chính phủ Việt Nam đã có chính sách khuyến khích các doanh nhiệp đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi. Như vậy càng thấy rõ sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực này.
- Nhìn tổng thể về chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặc điểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu lấy công làm lời, chưa phải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, quy mô lớn để giảm giá thành, tăng mức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất thức ăn chăn nuôi tinh theo công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp sẽ góp phần tăng tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước.
Xác định thị trường mục tiêu
Có thể nói, thị trường đầu ra cho sản phẩm thức ăn chăn nuôi của công ty là khá rộng. Vì nước ta có quy mô ngành chăn nuôi phát triển trải đều trên mọi miền đất nước, cụ thể là các vùng đồng bằng với điều kiện đất đai màu mỡ rất thích hợp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Do điều kiện quỹ đất, nguyên liệu thức ăn phong phú, công nghiệp chế biến thức ăn phát triển và thị trường tiêu thụ lớn nên các trang trại chăn nuôi phân bố chủ yếu ở Đông Nam bộ với 6.366 trang trại, chiếm 35,9%; tiếp theo là Đồng bằng Sông Hồng: 3.157 trang trại, chiếm 17,8%; Đồng bằng Sông Cửu Long: 2.171 trang trại, chiếm 12,3%, Bắc Trung bộ: 1.758 trang trại, chiếm 9,9%; Tây nguyên: 1.480 trang trại, chiếm 8,4%; Duyên hải nam trung bộ: 1.391 trang trại, chiếm 7,9%. Các vùng Đông Bắc, Tây bắc với đất đai rộng lớn nhưng số lượng trang trại chỉ chiếm 4,8% và 3,1%, chủ yếu là trang trại chăn nuôi đại gia súc.
Như vậy vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta có ngành chăn nuôi phát triển nhất, tiếp theo là đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng Sông Hồng). Ngoài ra, các nước lân cận như Lào và Campuchia cũng là những thị trường đáng chú ý vì đây là những quốc gia sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp với những đặc điểm như:
công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào ngành chăn nuôi còn kém, sự thiếu hụt về kiến thức và kĩ thuật chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi chưa phát triển và Việt nam là một trong những đối tác xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Công ty chủ trương “Hướng vào vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, một phần xuất khẩu sang Lào và Campuchia”. Thực tế cho thấy nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước còn cao nên sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước, chỉ xuất khẩu sang thị trường các nước Lào và Campuchia tỉ trọng nhỏ mang tính thử nghiệm. Vùng đồng bằng Bắc Bộ là thị trường đa dạng với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm các loại đảm bảo đầu ra cho các loại thức ăn cho lợn, cho gà và vịt. Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội, xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Nam Hà nên có sự thuận lợi về địa lý. Còn khu công nghiệp miền Nam tuy phát triển khá đa dạng nhưng tốn kém chi phí và thời gian vận chuyển nên đây không phải là thị trường chính của công ty.
Xác định sản phẩm và vị trí của sản phẩm trên thị trường
Sản phẩm của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ đa dạng, nhiều chủng loại, có thể làm thức ăn cho hầu hết các giống lợn, gà và vịt. Vì vậy, sản phẩm có thể phục vụ cho các trang trại lớn cũng như những người chăn nuôi nhỏ lẻ. Mục đích của công ty là có thể nhận được đơn đặt hàng lâu dài của các đối tượng khách hàng.
Vì sản xuất thức ăn chăn nuôi là chiến lược lâu dài của công ty nên việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là vấn đề quan trọng. Sản phẩm của công ty cần phải khẳng định được vị trí trên thị trường trước những thương hiệu mạnh như Cargill, Con Cò, Japfa… Công ty đã lấy tên của nhà máy là tên cho sản phẩm: Thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ. Tên của sản phẩm nói lên phần nào vị trí của sản phẩm trên thị trường. Tên được dặt theo tên của nhà máy và địa điểm sản xuất sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng mặt hàng, mặt khác tên được đặt theo tiếng Việt tạo cảm giác thân thuộc, dễ nhớ và gần gũi với người nông dân và khó để làm nhái, giả hàng. Hiện nay, tuy thức ăn chăn nuôi Nam Mỹ chưa phải là một thương hiệu mạnh trong những thương hiệu thức ăn chăn nuôi nhưng đã khẳng định được sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy với những khách hàng đã từng tiêu dùng sản phẩm.