Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN) (Trang 42 - 44)

I Nguyên liệu tinh 47% Nguyên liệu thô 25%

c. Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nhận thức được tầm quan trọng và tính quyết định của yếu tố con người trong mọi công tác sản xuất, công ty XNK và Đầu tư IMEXIN luôn đặt vấn đề nhân sự lên hàng đầu. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kĩ thuật và tay nghề của công nhân viên và các cán bộ quản lý. Vì vậy công ty đã chú trọng đầu tư cho công tác tuyển người, dùng người, trước hết là sử dụng những cán bộ quản lý có năng lực điều hành, tiếp theo là đội ngũ nhân viên kĩ thuật có chuyên môn cao và các công nhân lành nghề, tính kỉ luật cao trong công việc. Hiện tại, nhà máy có 115 lao động chính thức, được phân chia đảm nhận các công việc khác nhau và cùng phối hợp hoạt động trên cơ sở chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.

Bảng 15: Cơ cấu lao động của nhà máy SXTĂCN Nam Mỹ

STT Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1 Cán bộ quản lý 16 13,9

2 Nhân viên kế toán và tài chính 11 9,6 3 Chuyên gia thiết kế sản phẩm 8 7,0 4 Nhân viên khảo sát, marketing 10 8,7

5 Công nhân 70 60,9

- Công nhân kĩ thuật 47 40,9

- Công nhân phụ 23 20,0

Tổng cộng 115 100 Nguồn : Phòng Tài vụ Nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ

Ngoài ban lãnh đạo làm việc gián tiếp tại trụ sở công ty thì nhà máy SX TĂCN Nam Mỹ có một đội ngũ cán bộ quản lý làm công tác ra kế hoạch, kiểm tra giám sát tình hình sản xuất và đôn đốc công nhân viên. Chuyên gia thiết kế là bộ phận nhân lực quan trọng nhất quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm có nhiệm vụ nghiên cứu thành phần hàm lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất với giá thành thấp nhất, thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm. Công

nhân chiếm tỷ trọng đáng kể trong nguồn nhân lực của nhà máy : 70/115 người tương đương 60,9% tổng số lao động. Trong đó, đa số là các công nhân kĩ thuật, đảm nhận việc vận hành máy móc, dây chuyền công nghệ còn công nhân phụ thường là những công nhân đóng bao bì, vận chuyển, thu mua....

Dù người công nhân có tay nghề cao trong quá trình làm việc cũng cần phải trải qua các khoá đào tạo nânh cao nghiệp vụ dài hạn, ngắn hạn, tuỳ theo yêu cầu công việc. Mặt khác, do tính chất biến đổi của thị trường và chiến lược sản xuất của công ty, các cán bộ công nhân viên trong nhà máy thường xuyên phải thích ứng với những vấn đề mới, nên công ty bỏ ra một khoản đầu tư thường xuyên cho việc đào tạo, trau dồi kiến thức, tay nghề cho các cán bộ công nhân viên của nhà máy.

Bảng 16 : Đầu tư cho nguồn nhân lực của nhà máy SXTĂCN Nam

Mỹ STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Trđ) Tỷ trọng (%) 1 Chi phí tuyển dụng 129 15,8 230 20,4 157 15,9 2 Chi phí đào tạo 422 51,7 576 51,2 485 49,0 3 Chi phí đãi ngộ 265 32,5 319 28,4 348 35,2

Tổng đầu tư 816 100 1125 100 990 100

Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán công ty XNK và Đầu tư IMEXIN

Như vậy, giá trị tổng đầu tư cho nguồn nhân lực chiếm không nhiều trong tổng vốn đầu tư cho sản xuất hàng năm, năm 2006 là 816 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 1.125 triệu đồng, năm 2008 có xu hướng giảm xuống còn 990 triệu đồng. Sự biến động này cho thấy năm nhu cầu về nhân lực năm 2008 thấp hơn so với năm 2007, một nguyên nhân là do tình trạng biến động về kinh tế khiến nhà máy tạm thời cần cắt giảm một số chi phí hoặc chưa có nhu cầu tăng thêm nhân công vì gián đoạn trong sản xuất.

Trong cơ cấu đầu tư cho nguồn nhân lực thì chi phí đào tạo là thành phần chiếm tỷ trọng lớn : khoảng 50% tổng vốn đầu tư. Phần lớn chi phí là để đào tạo chuyên viên thiết kế, những người quyết định mẫu mã, thành phần của sản phẩm và công nhân trực tiếp, những người tham gia sử dụng máy móc thiết bị của nhà máy, giúp công nhân viên thành thạo hơn trong các công việc trộn, nấu nguyên liệu, vận hành máy móc và dây chuyền công nghệ.

Một phần của tài liệu Đầu tư sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty XNK và Đầu tư (IMEXIN) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w