Kết quả đo trọng lực tuyệt đối

Một phần của tài liệu Phối hợp nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống trọng lực phục vụ công tác nghiên cứu lãnh thổ và khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 55 - 57)

8.1 Khái quát chung

Theo kết quả hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Địa chính - Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng Việt Nam và Xí nghiệp Trắc địa ảnh Matscơva - Liên bang Nga từ ngày 26 tháng 10 năm 2004 đến 31 tháng 12 năm 2005. Phía Nga đã tiến hành đo trọng lực tuyệt đối bằng bộ máy con lắc GBL ở Việt Nam. Viện Nghiên cứu Địa chính đã tiến hành chọn điểm và chôn mốc trọng lực tuyệt đối tại 5 điểm, trong đó bao gồm:

− Điểm trọng lực gốc (Láng Hà Nội)

A

C

− Điểm trọng lực Điện biên Phủ − Điểm trọng lực Đà Nẵng − Điểm trọng lực Nha Trang

− Điểm trọng lực gốc TP. Hồ Chí Minh (28 Nguyễn Văn Trỗi). Trong 5 điểm trên đã sử dụng các mốc cũ là:

− Điểm trọng lực gốc ở Láng - Hà Nội

− Điểm trọng lực hạng I ở Đà Nẵng. Điểm này đ−ợc đặt trong nhà làm việc của Viện bảo tàng, do nền nhà đã tôn cao nên mốc trọng lực bị thấp, khi tu sửa đã nâng thêm 15 cm.

− Điểm trọng lực Nha Trang lúc đầu đặt ở Tr−ờng Đại học Thủy sản nh−ng do gần biển (cách biển 300 m), thời gian đo trong tháng 10 và tháng 11 biển động vì vậy mốc bị rung, không đo đ−ợc nên phải chọn điểm mốc ở huyện Diên Khánh (cách biển khoảng 10 - 12 km). Điểm Diên Khánh đ−ợc chọn và chôn mốc mới.

− Điểm trọng lực Điện Biên Phủ đ−ợc chọn và chôn mốc mới ở khu đất của trạm DGPS Điện Biên Phủ do Cục Đo đạc và Bản đồ quản lý.

− Điểm trọng lực TP. Hồ Chí Minh sử dụng mốc của điểm trọng lực gốc ở tầng 1 nhà số 28 phố Nguyễn Văn Trỗi.

Phía Nga đã tiến hành kiểm nghiệm máy ở Liên bang Nga và cuối tháng 10 năm 2005 đã đ−a máy trọng lực tuyệt đối GBL sang đo ở Việt Nam. Nguyên tắc hoạt động của máy trọng lực tuyệt đối GBL là đo các khoảng thời gian Ti mà vật rơi tự do đi đ−ợc trong các khoảng cách cho tr−ớc Si. Đo khoảng cách Si mà vật rơi tự do đi đ−ợc nhờ máy giao thoa kế laser. Kết quả đo của máy trọng lực GBL nhận đ−ợc các số đọc khoảng thời gian Ti mà vật rơi tự do đi đ−ợc trong các khoảng cách cho tr−ớc Si. Các giá trị Ti và Si đ−ợc tính theo từng thời điểm L = 1, 2, 3 ... N, số đọc N thay đổi từ 150 đến 600 phụ thuộc vào từng loại máy.

Các giá trị của lực trọng tr−ờng gi đ−ợc tính bằng ph−ơng pháp bình ph−ơng tối thiểu để đạt đ−ợc giá trị trọng lực gần đúng tốt nhất so với giá trị của gia tốc trọng tr−ờng của điểm đo.

8.2 Kết quả đo trọng lực tuyệt đối

Trong hơn 2 tháng đã đo đ−ợc 5 giá trị trọng lực tuyệt đối của 5 điểm với độ chính xác nh− sau:

− Điểm Điện Biên Phủ: à = ± 0,0035 mGal

− Điểm Đà Nẵng: à = ± 0,0054 mGal

− Điểm TP. Hồ Chí Minh (28 Nguyễn Văn Trỗi): à = ± 0,0052 mGal − Điểm Diên Khánh (Nha Trang): à = ± 0,0187 mGal

Nh− vậy, có 4 điểm trọng lực là Láng (Hà Nội), Điện Biên Phủ, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, độ chính xác của gia tốc trọng tr−ờng đạt 5 àkGal. Các điểm này đạt tiêu chuẩn của điểm trọng lực cơ sở quốc gia. Điểm Nha Trang đạt độ chính xác 19 àkGal, đạt độ chính xác của điểm trọng lực hạng I.

Một phần của tài liệu Phối hợp nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện hệ thống trọng lực phục vụ công tác nghiên cứu lãnh thổ và khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 55 - 57)