0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Ký kết hợp đồng chặt chẽ đối với các đại lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát hoạt động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BẢO HIỂM TẠI TỔNG CTY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VN (Trang 71 -74 )

- Các sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo luật định.

i. Ký kết hợp đồng chặt chẽ đối với các đại lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát hoạt động.

kiểm tra giám sát hoạt động.

Việc ký kết hợp đồng với các đại lý là hết sức quan trọng vì thực tế, đại lý là lực lượng làm việc ít có ràng buộc, họ có thể đồng thời làm cho nhiều doanh nghiệp Bảo hiểm khác nhau hoặc đồng thời cả doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ ( điều này trong luật quy định không được phép) vì thế để đảm bảo được tính pháp lý trong việc hợp tác với các đại lý, các đại lý khi đi vào hoạt động phải có hợp đồng và hồ sơ đại lý do PVI ban hành. Có như vậy, các Công ty trực thuộc và ngay cả Tổng công ty mới có thể kiểm soát được những đại lý đang hoạt động, kiểm soát được doanh thu, chất lượng phục vụ khách hàng, và bảo vệ uy tín của mình với khách hàng.

Trong thời gian vừa qua, nhiều công ty mới thành lập, hệ thống tổ chức, nhân sự chưa đi vào ổn định nên việc kiểm tra vẫn còn chưa thực hiện một cách triệt để, dẫn đến nhiều sai sót trong thực hiện quy chế. Tổng công ty cần nhấn mạnh việc kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần đối với toàn bộ hệ thống và có yêu cầu các đơn vị gửi báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động của mình về tổng công ty để có những biện pháp xử lý sai phạm khuyến khích khen thưởng, và những biện pháp điều chỉnh kịp thời

trong quy chế cũng như định mức kinh doanh phù hợp với điều kiện thị trường tại địa bàn của đơn vị đó.

ii. Nâng cao hiệu quả lao động và chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên.

Một kênh phân phối sản phẩm vô hình như sản phẩm bảo hiểm không bao gồm các yếu tố về cơ sở vật chất, chỉ bao gồm yếu tố về con người. Chính vì thế để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh cần nâng cao hiệu quả lao động và chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên tại Công ty thành viên, VPKV và các đại lý.

Trước hết là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên trong PVI đặc biệt là các nhân viên ở Ban kinh doanh hay các Công ty thành viên thông qua các buổi học chuyên môn nghiệp vụ do Tổng công ty tự tổ chức, tự đào tạo hoặc thuê chuyên gia để hướng dẫn cho nhân viên. Ngoài ra tại mỗi đơn vị nên tổ chức những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các nhân viên trong Công ty về các tình huống, hợp đồng, nghiệp vụ trong thực tế với mục tiêu không chỉ hoàn thiện các kiến thức chuyên môn mà cả kỹ năng làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, tạo phong cách chuyên nghiệp lao động.

Tiếp đến là các khả năng marketing, khả năng giới thiệu sản phẩm và khả năng thuyết phục khách hàng. Một nhân viên chỉ có kỹ năng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì vẫn chưa đủ để hoàn thành tốt công việc của mình, họ cần có những kỹ năng mềm để thuyết phục khách hàng, tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào sản phẩm cũng như vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, PVI cần quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng thêm cho nhân viên và các đại lý của mình những kỹ năng đó.

Một đặc điểm không kém phần quan trọng liên quan đến khả năng của nhân viên, đó chính là chất lượng, thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên và dịch vụ sau bán hàng, điển hình là các nhân viên đảm trách khâu bồi thường. Một doanh nghiệp Bảo hiểm cần giữ được uy tín cũng như niềm tin của khách hàng, đặc biệt với lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ, thời hạn hợp đồng chỉ kéo dài trong một năm, vì thế muốn được tái tục hợp đồng với khách hàng phải có được sự hài lòng của họ, vì vậy nhân viên trong PVI

phải hết sức chú ý đến thái độ phục vụ khách hàng của mình. Có như vậy PVI mới giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mở rộng quan hệ với các đối tác khách hàng tiềm năng khác.

iii. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống kênh phân phối.

Với việc thành lập một Công ty thành viên và văn phòng khu vực, PVI đã thực hiện tương đối hoàn thiện bằng việc đưa ra những bản kế hoạch vè doanh thu, chi phí, địa điểm và nhân lực phù hợp với tình hình thực tế. Đó là một quy trình tương đối chặt chẽ và hợp lý. Tuy nhiên, quy trình giải thể hoặc sáp nhập các Công ty thành viên hay các VPKV lại chưa được ban hành, điều này gây ảnh hưởng tới chi phí và uy tín của PVI khi một Công ty hay VPKV hoạt động không hiệu quả. Em xin nêu ra một vài bước trong quy trình giải thể sáp nhập:

Bước 1: thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của các Công ty, VPKV. Đây là một bước quan trọng để phát hiện kịp thời những đơn vị hoạt động không hiệu quả hoặc những đơn vị hoạt động sai địa bàn Công ty trực thuộc.

Từ những đánh giá thường xuyên đó so sánh với kế hoạch hoạt động mà đơn vị đó đã đăng ký trước khi thành lập kết hợp với điều kiện kinh doanh thực tế để đưa ra những kết luận chính xác.

Bước 2: phân tích và đánh giá giữa việc sáp nhập hay giải thể doanh nghiệp đó. Để xây dựng mới được một VPKV hay cả Công ty thành viên rất tốn kém về mặt cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực, vì thế để tránh lãng phí khi phải loại bỏ thành viên này nên cân nhắc giữa việc giải thể hay sáp nhập đơn vị đó vào một đơn vị khác để dễ dàng quản lý, điều hành hoạt động. Tuy nhiên, một thành viên kênh tỏ ra thực sự không hiệu quả: doanh thu thấp và không xây dựng được hình ảnh, uy tín tại địa bàn hoạt động cần được loại bỏ, tránh sự kồng kềnh khó kiểm soát của toàn bộ hệ thống kênh.

Bước 3: thực hiện quy trình sáp nhập hoặc giải thể.

Việc tổ chức săp xếp lại kênh phân phối, cắt bỏ những thành viên kênh hoạt động không hiệu quả, ngay cả các đại lý yếu kém sẽ làm gọn nhẹ hệ thống kênh, giảm thiểu chi phí quản lý và giám sát hoạt động.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM BẢO HIỂM TẠI TỔNG CTY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VN (Trang 71 -74 )

×