Chiến lược yểm trợ

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của một số công ty nước ngoài kinh doanh hàng tiêu dùng tại Việt Nam (Trang 58 - 60)

III. Phân tích và đánh giá chiến lược Marketing Mix

d. Chiến lược yểm trợ

Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: quảng cáo, bán hàng cá nhân, kích thích tiêu thụ và quan hệ với công chúng. Thông qua xúc tiến thương mại thì có thể sự vận động của nhu cầu và sản xuất hàng xích lại gần nhau bởi vì nhu cầu của hàng hoá sản xuất ra đều phong phú và đa dạng nhưng sản xuất và nhu cầu không bao giờ trùng nhau. Do đó xúc tiến thương mại chính là công cụ để cung và cầu gặp nhau. Mặc dù vai trò của xúc tiến thương mại là rất quan trọng nhưng Công ty vẫn chưa vạch ra được một chương trình giao tiếp khuyếch trương cụ thể. Các hoạt động này diễn ra chưa thường xuyên do vậy hiệu quả chưa cao.

- Quảng cáo: Đây là một trong những hoạt động không thể thiếu được của giải pháp xúc tiến thương mại đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó việc quảng cáo là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp. Quảng cáo không những giúp cho người bán mở rộng thị trường mà còn tăng uy tín của công ty. Về điểm này Công ty Unilever và P &G đều làm rất tốt công việc này, quảng cáo trên ti vi, đài báo nó đã thúc đẩy doanh số bán tăng một cách đáng kể, đặc biệt là quảng cáo cho thương hiệu, từ đó tạo được uy tín nơi người tiêu thụ. Đây là một thành công lớn đối với các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với P&G:

P&G thường tập trung nhiều cố gắng vào quảng cáo và coi quảng cáo như một công cụ tích cực trong chiến lược cạnh tranh. Nếu xét theo doanh số chỉ cho quảng cáo thì P&G đứng thứ 2 ở Mỹ và tại thị trường Việt Nam thì P&G cũng là một trong các công ty hàng đầu thực hiện quảng cáo tại Việt Nam. Trong năm tài chính 1991, P&G đã chi trên 2 tỷ USD cho quảng cáo ở Mỹ. Cùng với quảng cáo, Công ty đã sử dụng có hiệu quả các biện pháp xúc tiến bán hàng, P&G có

riêng một phòng ưu tiên bán hàng để tư vấn tích cực cho giám đốc từng mặt hàng có được những biện pháp tối ưu trong từng tình huống. Tuy nhiên, P&G chủ trương hạn chế các biện pháp xúc tiến bán hàng và tăng cường quảng cáo nhằm xây dựng thị hiếu tiêu dùng ổn định và sản phẩm của mình.

Tóm lại mấu chốt thành công của P&G trong chiến lược cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường thế giới chính là sự phối hợp hài hoà các nội dung cơ bản về hoạt động Marketing nói trên. Cũng có thể coi đó như những bí quyết hay những bài học kinh nghiệm để nhiều nhà doanh nghiệp tham khảo và rút ra được những điều gì thiết thực cho mình.

Đối với Unilever:

Kết hợp linh hoạt trong việc quảng cáo bằng các loại hình, phương tiện khác nhau. Trên TV, Unilever đưa ra các chương trình quảng cáo được dàn dựng công phu, hình ảnh đẹp, gây được ấn tượng cho người xem. Unilever còn quảng cáo mạnh trên đài báo và các Panô ngoài trời (Billboard), đặc biệt trong các chiến dịch quảng cáo lớn, Unilever thường có một lực lượng rất hùng hậu đảm nhận việc biếu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Cách thức yểm trợ Marketing như vậy chiếm được sự cảm tình của người Việt Nam, tạo nên uy tín và hình ảnh tốt đẹp của Công ty đối với người tiêu dùng.

Tóm lại, thành công của Unilever là bài học thực tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phối hợp hài hoà 4 yếu tố của Marketing mix đó là: Sản phẩm (Products), giá cả (Price), kênh luồng phân phối (Place) và yểm trợ (Promotion).

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của một số công ty nước ngoài kinh doanh hàng tiêu dùng tại Việt Nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w