Định hướng nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các DNVVN tại Tp. Cần Thơ đến năm 2020 (Trang 95 - 97)

(1) Thực hiện các chương trình hoạt động về nghề nghiệp

Để tạo điều kiện cho nhân vi ên định hướng nghề nghiệp một cách chính xác,

phù hợp với năng lực, sở trường và ngày càng phát triển nghề nghiệp của mình, các DNVVN cần lưuý thực hiện một số vấn đề sau đây:

Một là, thiết lập các mục tiêu nghề nghiệp cho từng loại nghề nghiệp và kịp

thời cung cấp thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong doanh nghiệp cho người lao động để họ có đủ thời gian chuẩn bị tham gia nghề nghiệp mới phù hợp hơn.

Hai là, tổ chức các hội thảo cố vấn về nghề nghiệp để nhân viên hiểu rõ các

mục tiêu, các yêu cầu đối với mỗi loại nghề nghiệp ở doanh nghiệp trong hiện tại và

trong tương lai.

Ba là, thông qua công tác đánh giá nhân viên, doanh nghiệp chính thức thông

báo nhân viên biết về năng lực thực hiện công việc và các khả năng phát triển nghề

nghiệp của họ.

Bốn là, định kỳ luân phiên thay đổi công việc, mở rộng phạm vi công việc để

nhân viên tự nâng cao tay nghề của mình. Bên cạnh đó nhằm sàn lọc, sắp xếp, bố trí

nhân viên vào những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp nhất.

Đổi mới công tác cán bộ là một nội dung hết sức quan trọng nhằm xác lập yếu

tố động viên mạnh mẽ nguồn nhân lực ở khía cạnh tạo ra c ơ hội thăng tiến cho mội đối tượng một cách công bằng và minh bạch. Do đó, đổi mới công tác cán bộ bao

gồm các nội dung sau đây:

Một là, đổi mới công tác quy hoạch cán bộ nhằm phát hiện, bồi d ưỡng và

chuẩn bị đội ngũ cán bộ dự bị cho t ương lai đáp ứng các yêu cầu đặt ra từ mục tiêu chiến lược phát triển của doanh nghiệp, cũng như những tiêu chuẩn của các chức

danh quản trị. Công tác quy hoạch cán bộ phải được làm tốt, chính xác ngay từ khâu đanh giá, phát hiện cán bộ và được thực hiện theo các b ước sau:

- Tổ chức đánh giá toàn diện chất lượng nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp và xác định những ứng viên tiềm năng trên cơ sở phân tích những điểm

mạnh, điểm yếu của mỗi người để tìm ra sự phù hợp cho các vị trí quan trọng trong tương lai;

- Quy hoạch cán bộ phải được thực hiện theo nguyên tắc động và mở; nghĩa là một vị trí quy hoạch nhiều ứng viên, mỗi một ứng viên có thể quy hoạch vào nhiều

vị trí và định kỳ có thể bổ sung hoặc loại khỏi danh sách cán bộ quy hoạch;

- Thảo luận kết quả đánh giá với ng ười được đánh giá nhằm giúp cho họ biết được vị trí, tình trạng của mình so với yêu cầu chức vụ trong tương lai, chỉ cho họ

biết được những điểm yếu, những khóa đào tạo, huấn luyện cần tham dự;

- Lập kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên đối với những ứng viên tiềm năng.

Hai là, đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý trước khi đề bạt

về hình thức và phương pháp thực hiện, phù hợp với xu thế cạnh tranh công bằng về tài năng và trí tuệ của mỗi người. Mọi người đều có quyền bộc lộ hết khả năng của

mình để cống hiến và phục vụ cho xã hội, đó cũng là thực hiện lý tưởng, mơ ước

của mình. Phải làm sao để mỗi cá nhân đều có c ơ hội giành được những vị trí xứng đáng khả năng và công sức đã bỏ ra, đồng thời với vị trí gi ành được họ có đủ quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình thức thi tuyển cho các vị trí lãnhđạo quan trọng (như Giám Đốc các đơn vị,...)

với những nội dung cụ thể nh ư sau:

- Mục tiêu là thu hút nhân tài từ các nguồn khác nhau cho các vị trí quan trọng,

tạo sự cạnh tranh lành mạnh, đổi mới, đột phá tiến bộ trong lãnhđạo;

- Chủ trì tổ chức thi tuyển là hội đồng xét tuyển gồm có ban g iám đốc và một

số chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp (nếu cần);

- Tham dự là cácứng viên được ban Giám Đốc Công ty chọn ra (chỉ định) và

các đối tượng khác trong hay ngoài doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn cho

từng vị trí (tự nguyện);

- Nội dung kiểm tra bao gồm trình độ chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ, kiến

thức pháp luật, các kỹ năng ứng xử tình huống quản trị, hiểu biết về tình cảm, hoàn cảnh môi trường đang ứng tuyển, kế hoạch dự định sẽ thực hiện nếu đ ược bổ

nhiệm,...

Ba là, thực hiện bổ nhiệm cán bộ có thời hạn v à có xem xét, đánh giá k ỹ

lưỡng, nghiêm túc về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ trước khi bổ nhiệm

lại. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ luân chuyển cán bộ theo định kỳ một cách

hợp lý, trung thực nhằm đào tạo cho cán bộ luôn trong trạng thái phấn đấu cao và không ngừng nâng cao năng lực công tác.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong các DNVVN tại Tp. Cần Thơ đến năm 2020 (Trang 95 - 97)