Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng cho sự phát triển vượt bậc đó của điều khiển mờ là những cải tiến liên tiếp của kỹ thuật vi xử lý, một cầu nối không thể thiếu giữa kết quả nguyên cứu của lý thuyết điều khiển mờ với thực tế ứng dụng.
Trong phần này mong muốn nhìn lại một cách tổng quan có tính hệ thống về nguyên lý làm việc của một bộ điều khiển mờ để có thể tự tạo ra được, tự tổng hợp được các thiết bị tự động điều khiển trên nguyên lý tập mờ chứ không đơn thuần là chỉ sử dụng chúng.
Để thực hiện được mục đích đặt ra đó, ta sẽ lần lượt đi qua các phần sau:
Trước hết ta sẽ nghiên cứu xem bộ điều khiển mờ làm việc theo nguyên lý cơ bản nào khác so với những ‚bộ điều khiển không mờ‛. Trong phần này ta sẽ làm quen với các khái niệm được dùng đến ở những phần sau là biến ngôn ngữ, giá trị ngôn ngữ, luật hợp thμnh và mệnh đề hợp thμnh.
Tiếp theo là phần giới thiệu lý thuyết tập mờ dưới góc nhìn của một người làm điều khiển. Tại đây chúng ta sẽ tiến hành mô tả chi tiết khái niệm giá trị ngôn ngữ, phép suy diễn mờ (còn gọi là phép kéo theo) để có thể cài đặt luật hợp thành trong bộ điều khiển mờ.
Phần thứ ba, chúng ta sẽ làm quen với thiết bị hợp thμnh có nhiệm vụ thực hiện luật hợp thành được xem như là một ‚phương châm hμnh động‛ của bộ điều khiển mờ.
Cuối cùng chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một bộ điều khiển mờ hoàn chỉnh với những công đoạn bổ sung thêm bao gồm mờ hóa và giải mờ.