Đối với ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phát sinh ở các Ngân hàng thương mại tại Tp. HCM (Trang 93 - 96)

Hoạt động giao dịch phải thật sự cĩ ý nghĩa trong điều kiện tình hình biến động của thị trường hồn tồn khách quan. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, những người kinh doanh ngoại tệ, vàng… dựa vào những phán đốn về diễn biến của thị trường, họ sẽ lựa chọn các cơng cụ phái sinh thích hợp để thực hiện. Và để quá trình thực hiện giao dịch các cơng cụ này được thuận lợi thì cơ chế quản lý của ngân hàng Nhà Nước phải ngày càng được hồn thiện, phải hồn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch kỳ hạn, hốn đổi, giao sau và quyền

chọn. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn việc thực hiện các giao dịch phái sinh vẫn bị coi là chưa đầy đủ, trong khi thị trường phái sinh ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đĩ đã khiến cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Cần cĩ những quy định pháp lý cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh, đặc biệt là đối với giao dịch quyền chọn, một nghiệp vụ rất mới mà kỹ thuật giao dịch lại phức tạp. Đối với hợp đồng kỳ hạn, tuy là mang tính bắt buộc thực hiện nhưng lại tồn tại rủi ro là người mua cĩ thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh tốn, do đĩ cũng cần đến những quy định của pháp luật để đảm bảo tính thanh khoản cho những hợp đồng kỳ hạn.

Trong bối cảnh hội nhập ở nước ta hiện nay, theo lộ trình hội nhập mà nước ta đã cam kết với tổ chức thương mại thế giới (WTO), Nhà Nước cần nới lỏng dần chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường, hiện nay đã là +/-5% ( kể rừ ngày 24/03/2009). Đến một thời điểm thích hợp, cĩ thể xĩa bỏ biên độ dao động tỉ giá hướng đến tự do hĩa chuyển đổi tiền đồng Việt Nam. Điều này sẽ đảm bảo tỷ giá phản ánh đúng cung cầu trên thị trường.

Mặt khác, trên thị trường vốn chính sách tự do hĩa bước đầu lãi suất tín dụng mang lại những hiệu quả tích cực, lãi suất ngày càng mang tính khách quan, phản ánh tương đối được thực trạng cung cầu vốn của thị trường. Với sự biến động của lãi suất tín dụng tác động đến thị trường ngoại hối mang tính khách quan hơn, đây sẽ là một tác nhân quan trọng kích thích các nhà đầu tư quan tâm đến giao dịch phái sinh.

Ngân hàng Nhà Nước là cơ quan duy nhất hiện nay cĩ khả năng dự báo được diễn biến của tỷ giá mà các doanh nghiệp cĩ thể đặt niềm tin bởi vì ngồi vai trị điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà Nước cịn là cơ quan phát đi những tín hiệu mà theo đĩ, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp cĩ những phản

ứng kịp thời để phịng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro tỷ giá mang lại. Do đĩ, nếu ngân hàng Nhà Nước cĩ những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đĩ các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là giao dịch kỳ hạn.

Ngân hàng Nhà Nước cũng cĩ thể cho phép thành lập một cơng ty hoặc một trung tâm thực hiện dịch vụ tư vấn về tỷ giá hối đối. Cơ quan này cĩ chức năng là kinh doanh mơi giới, tư vấn về lĩnh vực tỷ giá hối đối, dự báo về tỷ giá hối đối và tư vấn sử dụng các cơng cụ hối đối phái sinh để phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Thơng tin do cơ quan này cung cấp cĩ thể được truyền tải qua mạng (mở một trang web riêng) hoặc phát hành theo các tạp chí chuyên về tài chính hoặc kết hợp các phương tiện trên. Nếu cĩ thể cơ quan này nên phát hành một tạp chí riêng để cung cấp những nhận định về tỷ giá và sự biến động tỷ giá. Các dự báo về tỷ giá là cơ sở để xác lập phí quyền chọn và là nhân tố quan trọng tạo nên kỳ vọng tỷ giá trong tương lai.

Trong mơi trường hội nhập địi hỏi ngân hàng Nhà Nước phải uyển chuyển trong hoạt động, cũng như trong việc ban hành các quy định sao cho phù hợp với thơng lệ quốc tế và những cam kết của Việt Nam đối với WTO. Để đáp ứng được những yêu cầu trong điều kiện hội nhập, thiết nghĩ ngân hàng Nhà Nước cần cĩ những chuyển biến tích cực trong cách quản lý, và những thay đổi trong cách lập luận mà cụ thể là:

- Cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành.

- Nâng cao vị thế và tính độc lập, tự chủ của Ngân hàng Nhà Nước trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, nhằm tăng cường hiệu lực của các cơng cụ quản lý.

- Tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính quốc tế về chính sách tiền tệ, thơng tin, và ngăn ngừa rủi ro, qua đĩ hạn chế được những biến động của thị trường.

- Cải cách thể chế và hệ thống luật ngân hàng theo xu hướng quốc tế - Nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phát sinh ở các Ngân hàng thương mại tại Tp. HCM (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)