Liên quan giữa kết quả điều trị và ISS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng gây nhiễm khuẩn hô hấpở bệnh nhân thở máy (Trang 68 - 71)

Bảng 3.21 Kết quả điều trịở các nhóm theo độ ISS Kết quả ISS Tốt (%) Thất bại (%) Tử vong (%) Tổng (%) 16 - 24 5 (100) 0 0 5 25 - 40 24 (72,73) 2 (6,06) 7 (21,21) 33 > 40 0 0 2 (100) 2 Tổng 29 2 9 40

Nhận xét: Khi ISS tăng lên, xác suất người bệnh bị tử vong càng cao, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng

4.1.1. Tỷ lệ NKHH ở BN thở máy

Nghiên cứu 40 BN vào khoa Hồi sức tích cực trong khoảng thời gian một năm trên tổng số BN vào điều trị tại khoa là 389, tỉ lệ NKHH là 10,28% (bảng 3.2).

So sánh với một số tác giả trong và ngoài nước Bảng 4.1 So sánh tỷ lệ NKHH với một số tác giả khác Tác giả Năm Số BN nghiên cứu Tỷ lệ % Langer [61] 1983 – 1984 724 23 Fagon [44] 1981 – 1985 567 9 Driks [38] 1986 – 1987 130 18 Vũ Văn Ngọ [12] 1999 – 2000 47 68 Trịnh Văn Đồng [05] 1999 – 2003 460 26,08 Chúng tôi 2007 – 2008 389 10,28

So sánh với các tác giả này, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ NKHH liên quan với thở

máy của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả khác. Tỷ lệ của chúng tôi chỉ cao hơn so với Fagon 9%, còn lại đều thấp hơn với các tác giả khác, đặc biệt là các tác giả

trong nước như Trịnh Văn Đồng 26,08%, Vũ Văn Ngọ 68%. Tuy nhiên, tỷ lệ NKHH

ở BN thở máy còn tùy thuộc vào từng vùng, từng khu vực lãnh thổ và từng chỉ tiêu nghiên cứu, tỷ lệ này theo đa số các tác giả dao động từ 6 – 60% [29] [33]. Vì mục tiêu của đề tài không phải là nghiên cứu dịch tễ, do vậy kết quả này của chúng tôi chỉ

4.1.2 Tuổi và giới

Đặc điểm BN trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.1) là các BN bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt, do vậy lứa tuổi gặp chủ yếu là lứa tuổi lao động từ 16 – 60 tuổi.

Tỷ lệ nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tôi phân bố không đều nhau, nam giới chiếm tỷ lệđa số 82,5%. Điều này có thể lý giải do BN trong nghiên cứu gặp chủ

yếu là tai nạn giao thông và nam giới có những yếu tố nguy cơ cao hơn như nam giới lái xe nhiều hơn, uống rượu bia, …

Nhưng chúng tôi cũng thấy rằng ở lứa tuổi cao hơn, thì tỷ lệ NKHH cũng gặp nhiều hơn, cao nhất ở nhóm 51 – 60 với 22,5%. Ở những BN cao tuổi, phổi thường có sẵn tình trạng giãn phế nang, sức đàn hồi kém, khả năng chống đỡ với sự xâm nhập của VK không bằng ở lứa tuổi trẻ, vả lại các cơ quan ngoài phổi cũng không đáp ứng tốt với những thay đổi của tình trạng bệnh lý do đó BN rất dễ bị NKHH.

4.1.3 Tỷ lệ phân bố nhóm bệnh

Trong bảng 3.2 thấy rằng BN trong nghiên cứu gặp nhiều nhất là đa chấn thương 50%, tiếp đó là chấn thương sọ não 40%, chấn thương bụng là 10%. Điều này cũng phản ánh lên một thực trạng ở các BN tai nạn giao thông đã gặp thường là rất nặng với những tổn thương phối hợp nhiều cơ quan, như CTSN kèm với chấn thương ngực, chấn thương bụng, chấn thương chi… và chấn thương càng nặng thì nguy cơ

phải thở máy càng lớn [15].

Bệnh nhân khi bị CTSN sẽ gây phù não dẫn đến rối loạn hô hấp làm giảm khả

năng thông khí, lúc đó BN sẽ rơi vào vòng xoắn bệnh lý là thiếu oxy não, lại càng làm tăng phù não và lại làm rối loạn hô hấp. Do vậy thông khí nhân tạo cho những BN này là một chỉ định hết sức cần thiết, trên lâm sàng với những BN có Gcs < 8 điểm, thì TKNT là một chỉđịnh cấp cứu.

Ở những BN đa chấn thương, đặc biệt là CTSN kèm với chấn thương chi thì tình trạng của BN sẽ nặng hơn, thời gian thở máy càng phải kéo dài hơn, đây chính là các yếu tố nguy cơ gây NKHH [29] [76] mặt khác ở những BN này việc thực hiện lý liệu pháp ngực như vỗ rung, dẫn lưu tư thế là rất khó khăn do BN đau, hoặc là do phải cố định tư thế bắt buộc ở những BN đặc biệt do vậy khả năng xẹp phổi cũng rất cao, VK dễ dàng phát triển để gây NKHH.

Ở những BN có chấn thương ngực kèm theo đụng dập phổi, lúc này trong phổi sẽ ứ đọng máu và dịch thoát ra từ mao mạch, hoặc có thể kèm theo tràn máu hoặc tràn khí màng phổi, sẽ dẫn đến tình trạng giảm compliance phổi. Khả năng đàn hồi của các phế nang cũng giảm, dễ dẫn đến xẹp phổi và ứ đọng. Hơn nữa gãy nhiều xương sườn trong chấn thương ngực BN sẽ rất đau, khả năng ho khạc sẽ giảm đi rất nhiều cũng là nguyên nhân phối hợp gây xẹp phổi cho VK phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vi khuẩn sinh beta-lactamase hoạt phổ rộng gây nhiễm khuẩn hô hấpở bệnh nhân thở máy (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)