Rủi ro hệ thống

Một phần của tài liệu Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 50)

Loại rủi ro này chủ yếu có nguồn gốc từ sự thay đổi các nhân tố vĩ mô như

chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế - chính trị ... và tác động của nó ảnh hưởng

đến toàn bộ thị trường. Rủi ro hệ thống có ý nghĩa quan trọng vì nó không thể đa dạng hóa được cho dù nhà đầu tư có nắm giữ một danh mục tối ưu.

Rủi ro hệ thống bao gồm ba loại chính: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro sức mua.

2.2.1.1. Ri ro th trường

Rủi ro thị trường là rủi ro phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà

đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung hay về một nhóm các cổ phiếu nói riêng, nó xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tưđối với những sự kiện hữu hình hay vô hình. Chẳng hạn, khi các nhà đầu tư dự báo rằng lợi nhuận của các công ty sẽ sụt giảm có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ phiếu bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình như các

sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội còn các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản

ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn, từ đó kéo theo những phản ứng dây chuyền làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ

rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Điều này đã được minh chứng trong giai đoạn từ

giữa năm 2001 đến cuối năm 2003 và giai đoạn từđầu năm 2008 đến nay ở nước ta. Do tâm lý bất ổn của nhà đầu tư mà hàng loạt cổ phiếu đã được đặt bán sàn với khối lượng lớn. Khởi nguyên cũng bởi sự kỳ vọng tăng trưởng giá thái quá của các nhà

đầu tưở các giai đoạn trước đó, khiến cho tình hình cung cầu chứng khoán luôn mất cân bằng.

2.2.1.2. Ri ro lãi sut

Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung. Lãi suất tăng cao sẽảnh hưởng tiêu cực đến TTCKVN:

• Thứ nhất, lãi suất huy động cao đã khuyến khích nhà đầu tư quay trở

lại với hình thức đầu tư quen thuộc là gởi tiết kiệm thay vì đầu tư vào TTCK đầy rủi ro.

• Thứ hai, để bù đắp các chi phí do lãi suất huy động tăng, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất cho vay. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển, nên các

nguồn tài trợ thông qua TTCK còn rất hạn chế mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng. Lãi suất cho vay tăng sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn cũng như làm tăng rủi ro của doanh nghiệp. Trong khi TTCKVN vẫn đang trong tình trạng ảm đạm thì việc “rút tiền” ra khỏi lưu thông để chống lạm phát của Ngân hàng Nhà Nước sau Tết Nguyên Đán Mậu Tý 2008 đã làm cho viễn cảnh TTCKVN càng tối tăm hơn. Các Ngân hàng Thương Mại phải đồng loạt tăng cao lãi suất huy động VND đã đẩy lãi suất vay tăng lên “chóng mặt”. Thế nhưng, mặc dù các doanh nghiệp có chấp nhận mức lãi suất cao như thế thì cũng không được cho vay, rồi họ không có vốn để tiếp tục kinh doanh mà huy động qua TTCK cũng không được. Kết quả là, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và thua lỗ, làm cho kinh tế thêm đình trệ.

Ảnh hưởng của những tác động trên là giá chứng khoán liên tục giảm và gây thiệt hại cho người nắm giữ nó. Như vậy, lãi suất biến động ảnh hưởng đến giá chứng khoán và đây là yếu tố mà các nhà đầu tư phải xem xét khi thực hiện đầu tư.

2.2.1.3. Ri ro sc mua

Rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất có thể được định nghĩa là những biến cố

về số tiền thu được hiện nay của nhà đầu tư. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư, biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng nếu nhà đầu tư không tính toán lạm phát vào TSSL mong đợi.

Chỉ số lạm phát trong năm 2007 và đầu năm 2008 tăng cao làm cho Chính phủ và toàn xã hội phải bận tâm và tìm cách giải quyết. Nhà đầu tư ngoài việc lo sợ

cho sức mua của đồng lãi thu được từđầu tư chứng khoán giảm xuống, họ còn phải

đối đầu với rủi ro các chỉ số của TTCK sụt giảm nhanh mà không có điểm dừng. Vì vậy, rủi ro do tác động của lạm phát cũng là rủi ro không thểđa dạng hóa.

2.2.2. Ri ro phi h thng

Ri ro phân tán được, tức ri ro phi h thng là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu tư có thể loại bỏ được nếu nắm giữ một số loại chứng khoán đủ lớn. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ

ảnh hưởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ … Vì hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu

đều có thể loại bỏ rủi ro có thể phân tán được bằng cách nắm giữ một DMĐT đủ lớn từ vài chục đến vài trăm chứng khoán. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu lựa chọn chứng khoán một cách cẩn thận thì chỉ cần khoảng 15 chứng khoán là có thể làm nên một DMĐT loại bỏđược hầu hết rủi ro có thể phân tán được. Rủi ro phi hệ thống được chia làm hai loại chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

2.2.2.1. Ri ro kinh doanh

Rủi ro kinh doanh xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tức. Nói cách khác, nếu lợi nhuận dự kiến tăng 10% hàng năm trong những năm tiếp theo, rủi ro kinh doanh sẽ cao hơn nếu như lợi nhuận tăng tới 14% hay giảm xuống 6% so với lợi nhuận nằm trong khoảng 9-11%. Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: bên ngoài và nội tại.

Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt

động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức

độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động.

• Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay đến sự cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh, … và có lẽ yếu tố

quan trọng nhất là chu kỳ kinh doanh. Doanh số của một số ngành công nghiệp thép, ô tô có xu hướng bám sát chu kỳ kinh doanh trong khi doanh số của một số ngành khác lại có xu hướng đi ngược lại. Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ và tài khóa có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn vốn.

2.2.2.2. Ri ro tài chính

Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ vốn cho hoạt động của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty những nghĩa vụ trả lãi mà phải được thanh toán cho chủ nợ trước khi trả cổ tức cho cổđông nên nó có tác động lớn đến thu nhập của họ. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể

tránh được trong phạm vi mà các nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ chút nào sẽ không có rủi ro tài chính.

Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là, việc sử dụng tỷ lệ vay nợ gây những hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức biến động trong TSSL của họ,

ảnh hưởng đến dự kiến của họ về TSSL, và làm tăng rủi ro của họ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng các lý thuyết tài chính hiện đại trong việc đo lường rủi ro các chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46 - 50)