5. Số dư cuối năm
2.3.2 Những mặt còn tồn tạ
- Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật đã được dày công nghiên cứu nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế, đó là chưa đồng bộ, chưa sát thực tế, không kịp thời đã gây không ít trở ngại, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ BHXH trong cuộc sống. Cụ thể là khi xây dựng chính sách BHXH phải tuân thủ nguyên tắc tách khỏi chính sách tinh giảm biên chế thì hiện nay chính sách tinh giảm biên chế đang tác động làm giảm quỹ BHXH; một mặt làm giảm nguồn thu do cho phép giảm tuổi nghỉ hưu mặt khác nó cũng làm tăng nguồn chi cho của quỹ vì tăng tỷ lệ hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi và thời gian chi trả cũng kéo dài hơn. Nghị định 135/2007/NĐ-CP của chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH với mức phạt tối đa là 20 triệu đồng, trên thực tế mức này chưa có tác dụng ngăn chặn các công ty lớn có nhiều lao động với số phải đóng hàng tỷ đồng khi họ cố tình vi phạm. Luật BHXH được ban hành ngày 29/06/2006 và có hiệu lực từ 01/01/2007 nhưng đến 22/12/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn; BHXH tự nguyện thực hiện từ 01/01/2008 thì mãi đến 02/06/2008 mới có công văn hướng dẫn thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện. Tình trạng ban hành các văn bản hướng dẫn chậm đã ảnh
hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện Luật và chất lượng phục vụ đối tượng của ngành.
- Theo quy định tại khoản 2, điều 8 Luật BHXH, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH theo nội dung quy định tại điều 7 của Luật này. Qua thực tế giám sát, khảo sát cho thấy, công tác quản lý nhà nước về BHXH hiện nay có quá nhiều đầu mối, sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ. Hiện nay theo chức năng quản lý ngành, lĩnh vực, việc quản lý về BHXH liên quan đến 5 Bộ: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội được phân công giúp Chính phủ quản lý nhà nước về BHXH và chịu trách nhiệm chính về chính sách, chế độ chung, thanh tra, kiểm tra đối tượng có quan hệ lao động theo hợp đồng; Bộ Nội vụ về công tác tổ chức cán bộ và đối tượng tham gia BHXH là cán bộ xã, phường, thị trấn; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý đối tượng và thu – chi BHXH trong lực lượng vũ trang; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm công tác tài chính của quỹ BHXH và là chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ. Ngoài ra còn có sự tham gia của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam với tư cách là đại diện của người lao động. Do vậy, để thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về BHXH cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan với sự chủ trì của cơ quan được giao trách nhiệm chính là Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. Ở địa phương, việc phối hợp quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội cũng gặp khó khăn. Một số địa phương cho rằng BHXH ở tỉnh là cơ quan thuộc trung ương, các cơ quan chuyên môn địa phương không thể can thiệp sâu, do đó công tác quản lý nhà nước về BHXH chưa được quan tâm đúng mức.
- Các cơ quan thực thi pháp luật chưa xác định và quản lý chính xác được số lượng đối tượng đóng BHXH bắt buộc: Năm 2006 có 6.746.553 người thực tế tham gia đóng BHXH chiếm khoảng 63% số người bắt buộc phải tham gia BHXH. Năm 2007 có 8.140.000 người tham gia, chiếm khoảng 70% số người phải tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên việc xác định số người phải tham gia BHXH bắt buộc hàng năm chủ yếu dựa trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động và kết quả điều tra thống kê lao động chung hàng năm. Còn trên thực tế số lượng lao động cụ
thể thuộc diện phải tham gia BHXH theo luật định hàng năm chưa thể xác định chính xác. Hiện nay vẫn còn nhiều người sử dụng lao động lẩn tránh nghĩa vụ đóng BHXH: không ký hợp đồng lao động, không khai trình sử dụng lao động … cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ thu được theo số lượng lao động mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tự giác đăng ký.
- Một bộ phận doanh nghiệp còn khai mức lương thấp để giảm số tiền đóng BHXH; thậm chí có doanh nghiệp chỉ tham gia đóng BHXH cho người lao động theo mức lương tối thiểu. Tình trạng nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội vẫn tồn tại ở không ít các đơn vị sử dụng lao động. Do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, hơn nữa về cơ chế Cơ quan BHXH trực tiếp phát hiện ra các sai phạm nhưng thẩm quyền xử phạt không thuộc cơ quan BHXH mà thuộc về Cơ quan thanh tra lao động và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quận huyện. Các thủ tục và sự phối hợp giữa các cơ quan để có thể xử phạt được một trường hợp là rất phức tạp, kéo dài nên thực tế số vụ vi phạm nhiều nhưng số được xử lý lại rất ít và rất chậm. Vì vậy, các doanh nghiệp chiếm dụng tiền nộp BHXH vào mục đích kinh doanh mà không bị phạt hoặc sẵn sàng chấp nhận nộp phạt vì mức phạt không cao. Bên cạnh đó, việc thực hiện Thông tư liên tịch số 03 ngày 18/2/2008 của Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thủ tục buộc trích tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh được coi là biện pháp mạnh thì cũng khó có thể thực hiện được vì khi đề nghị Ngân hàng trích tiền từ tài khoản thì số tiền của doanh nghiệp gần như không còn.
- Phần lớn người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, hợp tác xã còn hạn chế trong việc tìm hiểu pháp luật lao động nói chung và pháp luật về BHXH nói riêng, hiểu không đầy đủ quyền lợi của mình trong quan hệ lao động, đặc biệt chưa thấy rõ được lợi ích của việc tham gia BHXH về lâu dài nên không kiên quyết yêu cầu chủ sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH cho mình. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và pháp luật BHXH còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó có một bộ phận lao động tuy có hiểu biết về quy định BHXH nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên đã thỏa hiệp với người sử dụng lao động
không tham gia BHXH.
- Đối tượng và kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp tử tuất do quỹ BHXH đảm bảo tăng khá nhanh: năm 2002 quỹ BHXH đã phải chi trả chế độ lương hưu và trợ cấp tử tuất cho 244.476 người (bình quân 20 người đóng/1 người hưởng BHXH), đến 2006 quỹ BHXH đã phải chi trả cho 596.350 người (bình quân 11 người đóng/1 người hưởng BHXH). Năm 2002, kinh phí chi trả quỹ BHXH mới chiếm khoảng 37,1% tổng quỹ thu được trong năm, đến năm 2006 tỷ lệ này đã là 57%.
Trong năm 2007, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội nói trên với số kinh phí lên tới 33.951 tỷ đồng, trong đó chi cho chế độ hưu trí là 27.702 tỷ đồng, chiếm 81,5% tổng chi. Trong khi đó, theo nguyên tắc đóng – hưởng và cân đối thu – chi của quỹ thì đến năm 2015 quỹ BHXH mới phải chi trả lương hưu và trợ cấp tử tuất cho những người về hưu đầu tiên.
- Cùng với quy định chế độ đóng – hưởng thì đầu tư bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH kết dư là một trong các biện pháp quan trọng để cân đối quỹ. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH trong thời gian qua còn đơn điệu, chủ yếu cho Quỹ hỗ trợ phát triển, NSNN, các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay và mua trái phiếu Chính phủ, công trái của Nhà nước. Sau khi trừ đi chỉ số giá cả tiêu dùng khó thực hiện được yêu cầu bảo toàn và tăng trưởng quỹ về lâu dài. Đây là tình trạng đã kéo dài trong nhiều năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH.
Kết luận chương 2
Trong hoạt động của quỹ BHXH, do tính đặc thù của quá trình thu và quá trình chi BHXH nên quỹ BHXH luôn luôn có một lượng tiền tạm thời chưa sử dụng đến. Phần tiền này, với tư cách là một bộ phận tài chính cần phải được đem đầu tư.
Vì các lý do sau:
- Phần lớn nguồn Quỹ BHXH dùng để chi trả cho các trợ cấp BHXH dài hạn mà tính từ khi đóng phải hàng chục năm sau mới phải chi. Theo quy luật tiền tệ, phần tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH không được để đóng băng mà phải được đưa vào lưu thông, phải được đầu tư để tránh những rủi ro về tiền tệ như lạm phát và các rủi ro khác. Việc đầu tư tài chính nguồn Quỹ BHXH nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính, trước hết là để đảm bảo giá trị của phần vốn này, mặt khác phần sinh lời thực tế sẽ làm tăng quy mô của quỹ BHXH, góp phần cải thiện cho các trợ cấp BHXH cả trợ cấp dài hạn và trợ cấp ngắn hạn; đồng thời đảm bảo cho các hoạt động của BHXH được tốt hơn cả trong hiện tại và tương lai.
- Do thiết kế kỹ thuật, có tính tới yếu tố thu nhập hiện thời của người lao động, nên phí BHXH chỉ là phí tối thiểu. Nếu tính riêng cho một người lao động thì phần đóng góp của mỗi thành viên tham gia không đủ chi trả cho họ từ sau khi nghỉ hưu cho đến khi họ chết. Chính vì vậy, trong kỹ thuật tính phí BHXH phải dựa trên số đông và có tính đến các yếu tố đầu tư. Do vậy, nếu không đầu tư tăng trưởng quỹ thì quỹ BHXH không thể chi dùng đủ cho tương lai, trong khi nhu cầu thụ hưởng của người lao động ngày càng cao theo thời gian.(Lương hưu được tính theo lương bình quân các năm cuối, lương tối thiểu Nhà nước quy định tại thời điểm hưởng và có điều chỉnh trượt giá trong quá trình hưởng).
- Quỹ BHXH là một bộ phận của tài chính quốc gia, muốn nền kinh tế tăng trưởng, cải thiện đời sống chung cho nhân dân, các nguồn lực tài chính phải được huy động tối đa, do vậy sự huy động phần nhàn rỗi của quỹ BHXH vào nền kinh tế là yêu cầu có tính khách quan, vừa góp phần tăng trưởng quỹ, vừa góp phần tăng vốn cho nền kinh tế. Thông qua việc đầu tư vốn vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế hoặc các thị trường tài chính, xã hội Quỹ BHXH đã cung cấp một lượng vốn lớn và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tăng trưởng nền kinh tế; góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính của đất nước.
- Khi Quỹ BHXH ổn định và tăng trưởng, phần chi từ ngân sách Nhà nước cho BHXH sẽ giảm đi và ngân sách Nhà nước sẽ có điều kiện để tập trung chi vào các
mục tiêu trọng yếu khác như chi cho đầu tư phát triển, chi nâng cao đời sống xã hội, phúc lợi công cộng, trong đó có một bộ phận là những người đã và đang tham gia BHXH cũng được hưởng lợi với tư cách là một công dân.
Nhưng trên thực tế việc đầu tư nguồn Quỹ BHXH chưa mang lại hiệu quả do những giới hạn và quy định chặt chẽ về đầu tư. Do vậy cần có những thay đổi cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư quỹ BHXH.
CHƯƠNG 3: