Đối với Chính Phủ và Các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt Nam (Trang 65 - 67)

5. Số dư cuối năm

3.2.1Đối với Chính Phủ và Các cơ quan quản lý Nhà nước

Các Bộ quản lý nhà nước, các tổ chức, các ngành theo chức năng của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ, Thủ tướng chính phủ tổng kết đánh giá quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định tại các văn bản hiện hành. Từ đó đề xuất với Chính phủ sửa đổi bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chế độ hình thành và sử dụng quỹ BHXH để các chế độ chính sách BHXH ngày càng phù hợp, sâu sát với thực tiễn, đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta; bảo đảm thực sự công bằng cho mọi người lao động tham gia BHXH. Theo tôi, trước mắt cần thực hiện ngay:

- Khẩn trương hướng dẫn thi hành bảo hiểm thất nghiệp sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1-1-2009.

- Khắc phục sự chồng chéo, không thống nhất giữa các văn bản pháp luật: chẳng hạn như quy định về chế độ hưu trí ở Luật BHXH và Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung (2002) không thống nhất:

+ Theo quy định tại điểm a, mục 2, điều 145 của Bộ Luật lao động thì những người đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và có ít nhất đủ 15 năm đóng BHXH thì vẫn được hưởng lương hưu hàng tháng.

+ Điểm a, khoản 1 của Điều 55 Luật BHXH lại quy định khác hẳn: là người lao động dù đã có đủ tuổi đời hưởng lương hưu nhưng nếu thời gian tham gia BHXH chưa đủ 20 năm thì không được hưởng lương hưu hàng tháng, mà chỉ được nhận trợ cấp một lần.

- Tách chính sách tinh giảm biên chế với chính sách BHXH. - Điều chỉnh những bất cập của Luật BHXH như:

+ Quy định mức lương tối thiểu chung để giải quyết chế độ BHXH là mức lương tối thiểu chung trong khu vực Nhà nước; trong khi thu BHXH thì thực hiện thu theo lương tối thiểu từng khu vực cụ thể.

+ Lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu cho khu vực Nhà nước là bình quân từ 5 đến 10 năm tùy theo khởi điểm đóng BHXH, còn không hưởng theo thang bảng lương Nhà nước là bình quân cả quá trình;

- Nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH.

- Trao quyền xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực BHXH cho cơ quan BHXH. - Có sự ràng buộc giữa việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ BHXH. - Quy định tiền lương trích nộp BHXH dựa trên cơ sở thu nhập thực tế của người lao động. Để quy định này khả thi nên có quy định các khoản thu nhập đều phải thực hiện qua tài khoản cá nhân (điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của quốc tế). - Loại bỏ các khe hở trong việc tăng lương trước thời gian cho người nghỉ hưu.

Về lâu dài Chính phủ cần xây dựng các tiêu chuẩn về thống kê bảo hiểm nhằm mục đích duy trì chắc chắn vòng đời tối thiểu của quỹ BHXH. Các tiêu chuẩn thống kê này như cơ sở để tự động tăng tỷ lệ đóng phí, mức trần của lương cũng như việc sửa đổi công thức tính trợ cấp và các yêu cầu thích hợp về quyền lợi. Ví dụ, khi vòng

đời của quỹ BHXH bị giảm xuống dưới mức tối thiểu chuẩn, điều hòa tỷ lệ đóng góp sẽ tự động khôi phục lại mức chuẩn. Bên cạnh đó nên sớm xây dựng các chính sách cụ thể và kế hoạch dài hạn cho việc bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong đó, cần điều chỉnh một số quy định trong chính sách BHXH bắt buộc: hạn chế việc nghỉ hưu trước tuổi như hiện nay, nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động tại Điều 51 khoản 1 thành nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt Nam (Trang 65 - 67)