Đối với Cơ quan BHXH

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt Nam (Trang 67 - 70)

5. Số dư cuối năm

3.2.2 Đối với Cơ quan BHXH

Quỹ BHXH chịu tác động bởi các nhân tố làm tăng quỹ và các nhân tố làm giảm quỹ. Vì vậy cần có các biện pháp để tận thu làm tăng quỹ và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm các khoản chi từ quỹ.

* Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thu BHXH:

Đối với các nhân tố làm tăng quỹ, quy định của Luật BHXH đã có lộ trình

thực hiện tăng tỷ lệ trích nộp từ năm 2010. Ở đây tôi đề xuất các giải pháp đối với số lượng người tham gia và mức thu nhập làm căn cứ trích nộp BHXH:

Để khắc phục tình trạng thất thu BHXH cần phải tăng cường quản lý thu đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì đây là đối tượng còn nguồn thu BHXH rất lớn chưa được thực hiện.

- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay số người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là khoảng hơn 53 triệu người, trong đó số được tham gia BHXH mới chỉ là: 8,14 triệu người, chiếm 15,35%, điều này cũng có nghĩa gần 85% số người trong độ tuổi lao động chưa được bảo vệ trước những rủi ro xã hội. Luật BHXH đã có thêm loại hình BHXH tự nguyện, cần tuyên truyền để người lao động hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHXH.

- Tăng cường phối hợp với các ban, ngành có liên quan như: LĐTB&XH, Kế hoạch và Đầu tư, … để kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc khai trình lao động, thang bảng lương và đóng BHXH. Phối hợp với Công đoàn cơ sở thực hiện tuyên truyền và phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH. Phối hợp với Cơ quan Thuế để nắm được thông tin của những đơn vị được cấp mã số thuế để tiếp cận tổ chức thu BHXH kịp thời hoặc lên kế hoạch thu nhằm hạn chế việc bỏ sót đối tượng thu

BHXH.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân phường, xã là nơi nắm rõ nhất tình hình biến động và sử dụng lao động của các đơn vị. Qua đó có thể nắm được tình hình thành lập mới, giải thể chuyển đến, chuyển đi vì hiện nay công ty ma rất nhiều (đăng ký nhưng thực tế không hoạt động hoặc hoạt động khác địa chỉ đăng ký…).

- BHXH Việt Nam nên tổ chức hệ thống kiểm tra để giám sát sự tuân thủ của các chủ sử dụng lao động. Các nhân viên giám sát doanh nghiệp được phân công theo dõi số chủ sử dụng lao động nhất định để kiểm tra hoặc phân công theo địa giới. Danh sách các đơn vị không thực hiện BHXH sẽ được đăng tải lên website của Cơ quan BHXH hoặc website của Báo người lao động.

- Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh đối với các đơn vị sử dụng lao động. Đối với các đơn vị thực hiện tốt thì khen thưởng hoặc nêu gương điển hình trên báo, tạp chí…Trái lại xử phạt thật nặng những đơn vị cố tình vi phạm.

- Cải cách hành chính theo hướng: giảm bớt các thủ tục trong khâu tham gia BHXH và giải quyết chế độ chính sách BHXH.

- Mức thu nhập làm căn cứ nộp BHXH: nên quy định nộp BHXH theo mức lương thực tế của người lao động. Một mặt sẽ làm tăng đáng kể nguồn thu BHXH mặt khác là để đảm bảo khi được nhận trợ cấp BHXH trên cơ sở mức lương thực thì người lao động mới có một khoản thu nhập tương đối so với khoản thu nhập mà họ bị mất đi để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của họ.

* Đối với công tác quản lý chi: chi trả kịp thời, chính xác, đúng đối tượng đảm bảo an toàn tránh thất thoát Quỹ BHXH; Quản lý và sử dụng nguồn lệ phí chi trả đúng mục đích, đúng quy định.

- Thực hiện tốt và đúng quy trình quy định về công tác quản lý hồ sơ và sổ

BHXH đối với đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH hàng tháng; quản lý chặt chẽ công tác xét duyệt chi trả các chế độ ốm đau, thai sản; chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động. Để thực hiện tốt công tác này thì các quy định về điều kiện, thủ tục, đối tượng phải rõ ràng, cụ thể.

người sử dụng lao động.

- Tăng cường công tác quản lý tiền mặt trong tất cả các khâu: giao nhận ở Ngân hàng, kho bạc, trên đường vận chuyển, trong quá trình tổ chức chi trả. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tồn quỹ tiền mặt ở các khâu chi trả.

- Nghiêm khắc xử lý các trường hợp thiếu trách nhiệm trong quản lý quỹ, tham ô, lãng phí gây thất thoát quỹ.

- Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý bộ máy, vì chi phí này được trích từ lợi nhuận đầu tư tăng trưởng quỹ. Tiết kiệm được chi phí này, quỹ BHXH sẽ có thêm nguồn bổ sung để tăng trưởng.

- Mở rộng việc chi trả trợ cấp thường xuyên qua tài khoản cá nhân. * Ngoài ra, Cơ quan BHXH cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ là:

- Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động và mọi cấp quản lý của ngành BHXH, đảm bảo cho việc quản lý, điều hành, thống kê, lưu trữ được chính xác, kịp thời, năng suất, hiệu quả và thống nhất trong toàn quốc.

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại để hình thành đội ngũ cán bộ hoạt động xã hội chuyên nghiệp.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của chính sách BHXH, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên trong xã hội đối với chính sách BHXH là một yêu cầu tiên quyết cho việc tổ chức thực hiện các mục tiêu về BHXH đã đề ra. Thực tế trong những năm qua cho thấy, vẫn còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, dân cư và người lao động chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ về BHXH. Do vậy, cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, báo chí, truyền hình và bằng các hình thức khác nhau như: phổ biến kiến thức cơ bản, giải đáp chế độ chính sách, thi tìm hiểu, các tiểu phẩm văn nghệ…với các nội dung cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tuyên truyền chính sách chế độ BHXH một cách thường xuyên, liên tục tới mọi người ở

mọi miền của đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH tại Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w