Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An (Trang 30 - 32)

Kinh tế Long An trong những năm gần đây liên tục phát triển với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm (2005: 10.9%, 2006: 11.2%, 2007: 13.5% ), thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1049 USD lên 1400 USD (năm 2007). Đến cuối quý 1/2008 toàn tỉnh có 16 khu công nghiệp với diện tích 6.907 hecta và 46 cụm công nghiệp với diện tích 6.960. Tỉnh đã san lấp mặt bằng đủ điều kiện giao cho nhà đầu tư 262 hecta, chủ yếu trên địa bàn huyện Đức Hòa. Lũy kế đến nay đã hoàn tất việc chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp là 3.735,22 ha, đủ điều kiện để giao cho nhà đầu tư thuê lại chiếm 51,47% tổng diện tích các khu công nghiệp toàn tỉnh. Có tới 3.636 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động tại Tỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư 20.180 tỷ đồng ( kể cả các trường hợp điều chỉnh tăng vốn). Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của khu và cụm công nghiệp, nhiều danh mục công trình đã và đang đầu tư trên địa bàn như quốc lộ N1, N2, 50, đường cao tốc tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế.

Long An là tỉnh có cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tương đối phát triển.

Từ những năm 2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Long An có những chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Bảng 2.1: Cơ cấu tỷ trọng (%) các khu vực trong GDP của Tỉnh Long An (2005-20007)

31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Nông nghiệp,lâm nghiệp & ngư

nghiệp

42.2 38.3 36.1

Công nghiệp và xây dựng 28.31 31.9 33.7

Dịch vụ 29.4 29.7 30.1

(Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Long An)

Biểu đồ 1: cơ cấu tỷ trọng các khu vực trong GDP của Tỉnh Long An

Chỉ tiêu công nghiệp năm 2007 Long An được xếp thứ 2 khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ( sau tỉnh Cần Thơ ) với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11.695 tỉ đồng, xếp thứ năm vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và xếp thứ 13 so với cả nước.

Tình hình kinh tế- xã hội địa phương phát triển đã tạo nên sức hút trực tiếp đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng. Trong 3 năm gần đây đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Tỉnh với sự ra đời của hàng loạt các NHTMCP. Đến nay, tại Long An đã có 20

ngân hàng với nhiều phòng giao dịch và điểm giao dịch ra đời, hoạt động ngân hàng mang tính cạnh tranh mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An (Trang 30 - 32)