Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An (Trang 56 - 60)

- Trình độ quản lý, kỹ năng kinh doanh, điều hành còn hạn chế, hoạt

c Những nguyên nhân ơ bản dẫn đến khó khăn trong huy động vốn ủa á NHTM trên địa bàn

3.2.1.1 Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

* Tạo hành lang pháp lý, ổn định chính trị và giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Một đất nước có một hành lang pháp lý rỏ ràng, nền chính trị ổn định mới có thể thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư, tạo nên niềm tin cho mọi người và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng.

- Nhà nước cần có nhiều chính sách vĩ mô nhầm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế làm mức thu nhập trên đầu người tăng, làm cho số lượng khách hàng gửi tiền nhàn rỗi ngày một nhiều hơn, tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh đã thúc đẩy doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tăng và nảy sinh nhiều nhu cầu tiếp cận với ngân hàng, với các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại.

- Chính phủ và NHNN cần áp dụng mọi giải pháp để kiềm chế lạm phát. Bởi vì lạm phát bên cạnh làm méo mó giá cả, nó còn làm xói mòn tiết kiệm và không khuyến khích đầu tư. Lạm phát thấp giúp mọi người tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh số, lợi nhuận. Từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân

hàng, tạo nên lòng tin của mọi người khi đồng tiền không bị mất giá từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn của ngân hàng.

- Nhà nước bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả từ đó làm gia tăng số dư tiền gửi của các công ty chứng khoán tại Ngân hàng Thương mại.

* Chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước phải đồng bộ, có lộ trình, hiệu quả và hợp lý

- Xác định rõ những ngành, lĩnh vực công trình thật sự cần thiết để nhà nước đầu tư, những lĩnh vực còn lại cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể tránh đầu tư tràn lan, thất thoát và lãng phí vốn nhà nước, khi tiền đưa vào lưu thông nhưng không tạo ra hàng hoá đối ứng sẽ dẫn đến lạm phát.

- Trong nền kinh tế có lạm phát, thì việc kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu cần kết hợp cả chính sách tài khoá ( cắt giảm chi tiêu công, quản lý có hiệu quả: chi tiêu công, chi đầu tư để hạn chế sự chi tiêu quá mức và thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản, chính sách thuế …) và chính sách tiền tệ ( lãi suất cơ bản, dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá, thị trường mở, đầu tư tín dụng ..) không được sử dụng đơn lẻ 1 chính sách nào.

- Chính sách lãi suất phù hợp đúng đắn, bởi vì lãi suất là một công cụ hết sức quan trọng được sử dụng trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng, là giá cả của quyền sử dụng tiền tệ. Khi Ngân hàng Nhà nước ban hành biểu lãi suất phải bảo đảm lãi suất tiền gửi thật dương nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người gửi và người nhận từ đó làm thỏa mãn lợi ích giữa 2 bên đều hướng đến mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận.

- Chủ trương của nhà nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cần đánh giá hiệu quả dự án đầu tư một cách nghiêm túc giữa cái được và mất, đối tượng bị thiệt hại và giải quyết cho họ như thế nào? ( hiện tượng dân mất đất sản xuất canh tác để làm sân gol…).Vì nếu không làm tốt điều này sẽ gây ra tác hại rất lớn cho nền kinh tế: lạm phát cao do không tạo ra hàng hoá, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân từ đó ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.

- Không nên khống chế hạn mức tín dụng có tính chất bình quân là tăng trưởng dư nợ năm 2008 không quá 30% so với năm 2007, mà tùy theo quy mô và lợi thế của từng ngân hàng mà có hạn mức thích hợp. Vì do giới hạn tín dụng nên các doanh nghiệp khó vay vốn dẫn đến các doanh nghiệp giảm số dư tiền gửi của mình tại ngân hàng để chuyển sang sử dụng cho sản xuất kinh doanh, cho các bạn hàng của mình vay. Đặc biệt là các tổng công ty sử dụng vốn tiền gửi của mình để cho các đơn vị thành viên, công ty con vay từ đó ngân hàng khó duy trì và gia tăng nguồn vốn huy động. Hơn nữa việc tăng trưởng tín dụng có hiệu quả ( những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế ) được coi là tiêu chí quan trọng để giúp phát triển kinh tế trong ngắn hạn. Vì vậy vấn đề không phải là khống chế hạn mức tín dụng mà phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Việc thực hiện chính sách điều hành vĩ mô nên có lộ trình tránh việc thực hiện nhiều giải pháp mạnh trong cùng một thời điểm ( như việc rút 52.000 tỷ đồng tiền gửi của kho bạc nhà nước đang gửi tại các NHTM, tăng dự trữ bắt buộc ( 5%-10%-11% (VND), 8%-10%-11%(USD) ); mở rộng tất cả các kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện dự trữ bắt buộc; nâng lãi suất tái cấp vốn 6.5%-7.5%; lãi suất tái chiết khấu 4.5%-6%; lãi suất cơ bản (8.25%-8.75%-12%-14% ); việc mua 7 tỷ USD làm cho lượng tiền đưa vào lưu thông quá lớn dẫn đến lạm phát cao khó kiểm soát ) gây khó khăn về khả năng thanh toán cho các ngân hàng thương mại.

- Căn cứ vào điều kiện, tình hình từng giai đoạn, NHNN nên cấp phép hoạt động cho các ngân hàng 1 cách có kế hoạch, không ồ ạt tránh tình trạng tranh dành thị phần giữa các ngân hàng dẫn đến nhiều tác hại không tốt cho nền kinh tế ( ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động nhưng lại cho vay tràn lan không đảm bảo chất lượng từ đó không thu hồi được nợ cho vay dẫn đến mất khả năng thanh toán đi đến sự đổ vở của hệ thống ngân hàng ).

* Công tác kế hoạch, dự báo, tổ chức, sự minh bạch, đào tạo, chế độ tiền lương

- Trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần hướng đầu tư qua sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá tới những lĩnh vực cần

thiết cho sự phát triển đất nước như xây dựng hạ tầng, đường xá, hỗ trợ xuất nhập khẩu...

- Dựa vào quá trình đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước mà Nhà Nước nên đoán đầu xu hướng phát triển ngành ngân hàng mà xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển.

- NHNN cần công khai minh bạch dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán… dự đoán diễn biến tình hình thị trường, để có thể can thiệp kịp thời vào nền kinh tế, tạo nên tâm lý ổn định cho người dân. Trong thời gian qua do lo sợ đồng USD tăng cao mọi người đã dùng VND mua USD tích trữ đầu cơ dẫn đến tỷ giá VND/USD tăng mạnh và nguồn vốn của ngân hàng giảm.

- NHNN nên cho phép tất cả các chi nhánh NHTM cấp huyện tham gia trực tiếp bù trừ điện tử, mở rộng phạm vi thanh toán điện tử liên ngân hàng ( hiện nay chỉ có 5 địa bàn là được phép: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng ) nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh toán cho khách hàng.

- Xây dựng chế độ tiền lương cho đội ngũ nhân viên, đặc biệt các chuyên gia đầu ngành, chuyên viên ở khu vực kinh tế nhà nước có mức thu nhập, phúc lợi an sinh xã hội một cách hợp lý nhằm tạo thu nhập ổn định cho họ.

* Xây dựng luật bảo vệ người gửi tiền

Với quy chế bảo hiểm tiền gửi hiện nay với mức bảo hiểm tiền gửi là 50.000.000 đ và loại tiền gửi được bảo hiểm là tiền đồng thì chưa thật sự bảo vệ quyền lợi của người gửi do đó cần nâng mức bảo hiểm tiền gửi và loại tiền được bảo hiểm. Nên chăng Chính phủ ban hành luật bảo vệ người gửi tiền nhằm bảo đảm mọi quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền khi có bất cứ chuyện gì xảy ra và buộc các NHTM cần nghiêm túc thực hiện. Phổ biến rộng rãi luật này trong toàn dân trên các phương tiện thông tin, quầy giao dịch và hội nghị khách hàng của ngân hàng. Việc thực hiện điều này khẳng định được uy tín của hệ thống ngân hàng và tạo cho người dân lòng tin đối với ngân hàng. Có thể nói lòng tin của người dân là yếu tố cơ bản và quyết định để một NHTM tồn tại và phát triển.

* Xây dựng cơ chế giám sát, tăng cường công tác kiểm tra của NHNN

- NHNN nghiên cứu cơ chế kiểm soát luồng vốn đầu tư gián tiếp và thông tin kịp thời cho các NHTM biết để dự phòng rủi ro trong trường hợp các nhà đầu tư rút vốn hàng loạt làm ảnh hưởng đến tỷ giá và nguồn vốn của các NHTM.

- Chính phủ cần kiểm tra và đề cao trách nhiệm của cơ quan quản lý xuất nhập khẩu, bảo đảm cân đối tránh nhập siêu quá mức gây biến động tỷ giá thiệt hại cho các doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình đầu cơ găm hàng làm giá.

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng của cán bộ thanh tra ( qua việc tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp lại đội ngũ thanh tra, tổ chức thi tuyển để lựa chọn, bổ sung những cán bộ có năng lực trình độ phẩm chất đạo đức tốt ). NHNN yêu cầu các NHTM định kỳ gửi báo cáo kịp thời, theo dõi chặt chẽ việc chỉnh sửa khắc phục những tồn tại sau đợt kiểm tra. Điều này giúp NHNN phát hiện kịp thời những sai lầm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác thanh kiểm tra ( như việc các ngân hàng không được thu phí cho vay dưới bất kỳ hình thức nào, lãi suất cho vay không được vượt trần, việc tăng lãi suất huy động phải chứng minh phương án sử dụng vốn hiệu quả ) nhằm đạt mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.

* Chính phủ cần có cơ chế ưu đãi

Xuất phát từ đặc điểm là Tỉnh nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long hội nhập vào vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, do đó Chính phủ cần có cơ chế ưu đãi về đầu tư hạ tầng thu hút đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn giúp việc sản xuất giao lưu hàng hóa giữa các vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w