6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
2.2.2 Những thành tựu và hạn chế trong việc hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam - Chi Nhánh Bến Thành
Những thành tựu
- Trong những năm qua, NHNTVN- CN BT đã thực hiện tốt hoạt động tín dụng theo cơ chế chính sách của Nhà nước. Tăng cường cho vay khách hàng là DNNVV, qua hình thức cho vay vốn lưu động để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng đóng góp giá trị sản phẩm cho quốc gia. Ngoài ra, cũng cho DNNVV vay vốn trung và dài hạn nhằm tài trợ cho đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- NHNTVN - CN BT được NHNTVN xếp vào một trong những Ngân hàng thực hiện tín dụng cho vay đối với DNNVV vào loại tốt nhất và được bằng khen của Tổng Giám Đốc.
- Tỷ trọng nợ cho vay quá hạn đối với các DNNVV gần như là 0% và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ vay quá hạn chung của Ngân hàng.
- Ngân hàng luôn chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng; nhằm nâng cao khả năng phân tích đánh giá tốt tình hình tài chính của doanh nghiệp đang vay; theo dõi tình hình biến động thị trường, phân tích những nhân tố có thể gây rủi ro cho hoạt động của các doanh nghiệp; kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với từng món vay từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi hết nợ. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng là không đáng kể.
- Từ những đóng góp trên, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển loại hình DNNVV góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động tín dụng đối với loại hình DNNVV vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:
+ Về huy động vốn
- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng nhanh nhưng chưa khai thác hết tiềm lực về vốn của nền kinh tế. Vốn nhàn rỗi trong dân cư và trong các tổ chức kinh tế trên thực tế vẫn chưa được huy động hết do lãi suất huy động của ngân hàng kém hấp dẫn so với các ngân hàng cổ phần.
- Hiện nay, các Ngân hàng đang tranh nhau huy động vốn bằng lãi suất cao và các chương trình khuyến mãi nhưng các chiêu thức khuyến mãi của các ngân hàng thường có sự trùng lặp, sao chép lẫn nhau, chưa có tính sáng tạo, hấp
dẫn và khác biệt nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khó tính và khách hàng VIP, với giá trị lớn để thu hút vốn do nền kinh tế đang cần nhiều vốn cho sự phát triển lành mạnh. Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh như lãi suất huy động, tỷ giá hối đoái v.v.v dễ dẫn đến rủi ro và cũng tạo sự lo ngại cho người dân và gây khó khăn cho việc quản lý điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước.
Do vậy ngân hàng cần phải có những biện pháp để nâng cao huy động vốn, nhất là của dân cư và các tổ chức kinh tế để phát triển hoạt động tín dụng, nhất là tín dụng đối với DNNVV.
+ Về hoạt động tín dụng
- Khối lượng cung cấp tín dụng cho các DNNVV chưa cao:
Ngân hàng cung cấp tín dụng cho DNNVV tăng trưởng qua các năm, nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng đủ và kịp thời vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng và ổn định sản xuất kinh doanh của DNNVV. Tính đến 31/12/2007 dư nợ đạt 217.780 triệu đồng trung bình dự nợ cho mỗi doanh nghiệp là 2.178triệu đồng, còn quá thấp đối DNNVV hiện nay. DNNVV thường dựa vào các nguồn vốn tự có để hoạt động, kinh doanh dẫn đến việc thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, trình độ quản lý khá thấp, công nghệ lạc hậu và cho năng suất thấp, làm giảm khả năng cạnh tranh của DNNVV.
- Hiệu quả tín dụng trong cho vay DNNVV chưa cao:
Hiệu quả kinh tế của tín dụng với loại hình DNNVV chưa cao, chưa tạo được sự hỗ trợ đúng mức để DNNVV phát triển theo đúng định hướng. Khối lượng dư nợ và doanh số cho vay đối với DNNVV quá nhỏ so vớ nhu cầu nên chưa thúc đẩy và tạo được động lực phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, chưa khai thác hết tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
- Nhìn chung, sản phẩm tín dụng vẫn chưa thực sự đa dạng, chưa khai thác triệt để việc bán chéo sản phẩm nhằm mang lại tiện ích thực sự cho doanh nghiệp. - Phương thức cho vay, số tiền vay và thời hạn vay vẫn chưa thực sự linh hoạt để đáp ứng vốn kịp thời cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lãi suất cho vay chưa thật sự linh hoạt, cụ thể là chưa có chính sách ưu đãi đối với khách hàng vay có thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa và có số dư tiền gửi bình quân lớn.
- Hoạt động tín dụng đối với DNNVV không theo một định hướng nhất định mà còn mang tính tự phát cao. Phần lớn khách hàng tự tìm đến ngân hàng để vay vốn. Bản thân Chi nhánh vẫn chưa có đội ngũ phát triển khách hàng chuyên nghiệp có khả năng tiếp xúc các khách hàng tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ phù hợp thực sự mang lại nhiều tiện ích và tư vấn cho khách hàng nhằm đưa ra một phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả
- Chi nhánh vẫn chưa thiết kế quy trình tín dụng riêng cho loại hình DNNVV, thủ tục phức tạp, hồ sơ giải quyết thường bị kéo dài.
2.2.3 Thực trạng về hỗ trợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Chiếm khoảng 96% số lượng doanh nghiệp và tạo ra hơn 25% việc làm cho cả nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Thế nhưng, khu vực này lại đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Theo kết quả cuộc điều tra về thực trạng huy động vốn của các DNNVV, có khoảng 35% - 45% DNNVV ở nước ta thường nộp hồ sơ vay vốn, nhưng có tới 19% số doanh nghiệp khó khăn hoặc bị các ngân hàng, tổ chức tài chính từ chối do sự e ngại về hiệu quả sử dụng vốn. Hạn chế căn bản của các DNNVV được báo cáo chỉ ra, đó là hạn chế về năng lực tài chính, sổ sách kế toán không rõ ràng, không minh bạch, nên không thể đánh giá đúng năng lực
của doanh nghiệp… Một thực tế đáng buồn là cũng vì lý do này mà nhiều hộ kinh doanh trong cả nước mặc dù có đủ điều kiện nhưng lại không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp.
Năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường do thiết bị, công nghệ quá lạc hậu; trình độ, năng lực của người lao động và cán bộ quản lý doanh nghiệp còn yếu; đặc biệt, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.
Trong các khó khăn đó, thì thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh đang là thách thức rất lớn đối với các DNNVV thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Thị trường cung cấp vốn cho DNNVV chủ yếu là thị trường không chính thức. theo thống kê, hơn 70% số doanh nhân đầu tư vốn bằng tiết kiệm hoặc vay của bạn bè và gia đình hoặc của các tổ chức phi tài chính. Đôi khi, các chủ DNNVV còn phải trả cho các chủ nợ với lãi suất cao hơn từ 3 đến 6 lần so với lãi suất của các ngân hàng nhà nước quy định. Việc vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn ở khâu thế chấp tài sản, cán bộ tín dụng thường đánh giá tài sản thế chấp thấp hơn giá trị đích thực của tài sản. khi vay vốn, các DNNVV luôn bị đòi hỏi phải có tài sản thế chấp hoặc nếu không thì phải có 2-3 làm ăn có lãi và phần lớn các dự án đầu tư của họ rất khó thuyết phục cán bộ ngân hàng. Các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các DNNVV và đầu tư vào các doanh nghiệp này bị hạn chế rất nhiều. Thực tế, hiện nay ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn mà nhu cầu vay vốn trung và dài hạn thì rất lớn, trong khi thị trường chứng khoán của nước ta lại rất eo hẹp về vốn và nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng loại hình đầu tư này.
Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNNVV vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay, thậm chí có những trường hợp chiếm 50-60% tổng dư nợ như Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Theo thống kê của ngân hàng Nhà Nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNNVV trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là 37,1%, năm 2004 là 20,18; năm 2005 là 22%, năm 2006 là 23%, năm 2007 là 24%.