6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
3.3.5 Kiến nghị đối với Các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ nhất, các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương sớm hoàn thiện sơ đồ
quy hoạch tổng thể và tiếp tục triển khai quy hoạch về phát triển DNNVV. Tạo điều kiện cho DNNVV vào các khu công nghiệp, có chính sách ưu đãi về thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp và có những biện pháp kịp thời nhằm
khuyến khích phát triển các DNNVV để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm từng địa bàn.
Thứ hai, sớm có biện pháp đẩy nhanh tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho DNNVV để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cho tài sản riêng đảm bảo cho mục đích tín dụng.
Thứ ba, các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành cần tiếp tục tìm cách đơn giản hóa các thủ tục, nhanh chóng, kịp thời liên quan đến đảm bảo tiền vay như: công chứng hợp đồng thế chấp, giao dịch đảm bảo, việc chuyển từ hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất lên DNTN, công ty TNHH, Công ty hợp doanh .v.v.v, đặc biệt là thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang doanh nghiệp để thuận tiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Với những giải pháp nên trên sẽ góp phần khắc phục được những nguyên nhân còn tồn tại và nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNTVN CN BT đối với loại hình DNNVV. Góp phần hoàn thành kế hoạch phát triển chung của Ngân hàng trong giai đoạn 2008 -2010.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở những kết quả đã được, những khó khăn, những tồn tại thì trong chương 3, luận văn đã đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế nâng cao hiệu quả hỗ trợ tín dụng đối với các DNNVV ở Việt Nam, cũng như tại NHNTVN-CNBT trong thời gian tới. Trong chương này, luận văn đã đóng góp cho Chính Phủ, NHNN và Các Hiệp Hội một số giải pháp mang tính chiến lược để hoàn thiện công tác hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV.
Kết luận
Phát triển DNNVV là chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nhưng các DNNVV gặp không ít khó khăn, vướng mắc từ cơ quan quản lý, từ phía các DNNVV, các TCTD v.v.v. Trong những khó khăn đó, tình trạng thiếu vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh là phổ biến đã và đang kìm hãm sự phát triển của các DNNVV.
Muốn như vậy thì Nhà nước còn có những biện pháp tích cực để giúp Ngân hàng và doanh nghiệp hiểu nhau hơn, các ngân hàng mạnh dạn cho các DNNVV vay vốn.
Từ những phân tích như trên, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề TDNH cho các DNNVV góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS TS Lê Văn Tư cùng nhóm biên soạn: Ngân Hàng Thương Mại. NXB Thống Kê năm 2002.
2. GS -TS Dương Thị Bình Minh, TS Sử Đình Thành: Lý thuyết tài chính tiền tệ. NXB Thống kê năm 2003.
3. PGS - TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, Thạc sỹ Trầm Xuân Hương: Tiền Tệ – Ngân Hàng. NXB Thống Kê năm 2003.
4. PGS- TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, Thạc sỹ Trầm Xuân Hương, GV Nguyễn Quốc Anh: Tín dụng – Ngân Hàng. NXB Thống Kê năm 2003
5. Tạp chí Ngân hàng
6. Tạp chí Phát triển kinh tế 7. Thời báo ngân hàng
8. Các báo cáo thường niên từ năm 2004 - 2007 của các ngân hàng 9. Luật Các TCTD.
BÁO CÁO TỔNG KẾT THƯỜNG NIÊN TẠI CÁC NGÂN HÀNG NĂM 2004 - 2007
Ngân hàng Nhà Nước Ngân hàng ACB
Ngân hàng Ngoại Thương TP. HCM
Các trang Website: http://www.acb.com.vn/ http://www.sbv.gov.vn/ http://www.saigonbank.com.vn/ http://www.vcb.com.vn/ htt://www.sggp.org.vn