cho các đơn vị trong năm 2008 với các nội dung: Mua sắn thiết bị tin học mục 145.12 số tiền 8.688 triệu đồng do đơn vị trúng thầu không cung cấp thiết bị theo hợp đồng và không đúng với thiết bị như đã trúng thầu (Sở Giáo Dục Tiền Giang); UBND phường 10 mua đất xây dựng điểm tiếp dân số tiền 340 triệu đồng không có trong dự toán; Cục Thuế Tiền Giang mua máy chiếu chưa có ý kiến của Tổng cục 359 triệu đồng); Sở Y Tế Tiền Giang điều chỉnh kinh phí ngoài khoán sang khoán 150 triệu đồng; UBND xã Phú Nhuận huyện Cai Lậy Tiền Giang chi vượt dự toán 207 triệu đồng; Chi Cục Thuế xã Tân Phú Đông chi sai chế đô 55 triệu đồng( không có trong chế độ chi tiêu của đơn vị); Từ chối thanh toán mua máy điều hoà 47 triệu đồng của Kiểm toán nhà nước khu vực 9 theo công văn 11037/BTC- QLCS về việc hướng dẫn tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát.
2.7. Những kết quả đạt được qua công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Tiền Giang: KBNN Tiền Giang:
Luật NSNN qui định tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập dự toán, chấp hành, và quyết toán NSNN. Việc quản lý các khoản chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN. Công tác kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN của KBNN là khâu cuối cùng để hoàn thành qui trình kiểm soát chi NSNN. Đây là công việc đầy khó khăn, phức tạp, động chạm đến ý thức, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các ngành, các cấp, các đơn vị…Vì vậy, ngay từ khi triển khai thực hiện, KBNN Tiền Giang gặp không ít khó khăn như: Khó khăn từ phía các ĐVSDNS: do thói quen sử dụng, chi tiêu NSNN khi chưa có luật; khó khăn do cơ chế, chính sách mới thiếu thống nhất, đồng bộ; khó khăn về trình độ năng lực công tác của cán bộ do bước đầu triển khai thực hiện… Tuy nhiên với ý thức trách nhiệm, với tinh thần kiên trì phấn đấu thực hiện
những qui định của Luật NSNN nên trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau:
- Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các ngành, các cấp, các
ĐVSDNS đã từng bước chấp hành các qui định của Luật NS, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, chấp hành cơ chế quản lý tài chính, chi tiêu NSNN, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…
- Cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã bước đầu xác định rõ và nêu cao vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các CQTC, KBNN và các ĐVSD NSNN trong quá trình chi tiêu ngân sách nhà nước.
- Cũng qua công tác kiểm soát chi của KBNN đã làm thay đổi căn bản cách nghĩ, thói quen sử dụng, chi tiêu NSNN khi chưa có Luật: các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến công tác phê duyệt và phân bổ dự toán NSNN. Nếu trước đây việc duyệt phân bổ NSNN chỉ là những con số tổng hợp thì nay đã đảm bảo dự toán chi tiết đến từng khoản chi cụ thể theo MLNSNN hiện hành. Việc duyệt và phân bổ NS ngày một tốt hơn về mặt thời gian; các đơn vị chấp hành tốt hơn công tác quản lý tài chính, đặc biệt là chấp hành biên chế quỹ lương được duyệt, nguyên tắc đấu thầu khi mua sắm, chấp hành đúng chế độ, hoá đơn chứng từ, giảm hẳn tình trạng chi tiêu lãng phí, tuỳ tiện sai chế độ. Thủ trưởng ĐVSDNS với tư cách là người chuẩn chi đã thấy được trách nhiệm của mình khi quyết định chi tiêu.
Về phía CQTC đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, giảm bớt tình trạng căng thẳng giả tạo cho NS, tồn quỹ NS các cấp luôn đảm bảo, chủ động đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên cũng như đột xuất. Đã từng bước ngăn chặn tình trạng rút chạy kinh phí cuối năm của các ĐVSDNS, dẫn đến kết quả là các đơn vị buộc phải chi tiêu theo kế hoạch, dự toán được duyệt trong năm, không thể để dồn kinh phí chi tiêu vào những tháng cuối năm.
thức cấp phát bằng HMKP trước đó đã tạo quyền chủ động, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN và của cả các cơ quan quản lý NSNN, việc kiểm soát chi của KBNN cũng được thông thoáng hơn.
Phương thức cấp phát này đã xoá đi sự chồng chéo, trùng lắp giữa CQTC với KBNN và cả việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc làm thủ tục cấp thông báo HMKP của CQTC cho các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN muốn xuất quỹ NS thì điều đầu tiên đơn vị phải có dự toán năm được giao, việc quản lý dự toán được thực hiện ở 4 nhóm mục đối với đơn vị không thực hiện chế độ tự chủ và ở một nhóm mục đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ từ năm 2004 đến 2007 đến 2008 tất cả đều thực hiện ở một nhóm mục. Điều này phù hợp với trình độ lập dự toán cũng như thực hiện dự toán ở nước ta hiện nay ngoài ra còn là điều kiện tăng quyền chủ động cho các ĐVSDNS trong việc được điều hòa các mục chi trong cùng một nhóm. Về phía KBNN cũng giảm đáng kể khối lượng công việc như không còn tình trạng nhập thông báo HMKP, nhập và chuyển phân phối HMKP như trước và nhất là việc kiểm soát dự toán đã trở thành công việc cực kỳ quan trọng của KBNN bởi lẽ việc để cho đơn vị rút NS vượt dự toán năm được giao thì ngoài trách nhiệm của ĐVSDNS còn là trách nhiệm hết sức nặng nề của KBNN phải tìm kiếm và hoàn trả NS khoản chi vượt này. Đồng thời cũng qua công tác kiểm soát chi, KBNN đã góp phần quản lý chi tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán, tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá dịch vụ, thực hiện thanh toán lương và các khoản thanh toán cá nhân qua tài khoản. Góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tiền tệ- thanh toán. Cụ thể đến tháng 12/2008 đã có 260/592 đơn vị sử dụng NSNN thực hiện thanh toán lương bằng chuyển khoản qua thể ATM và hầu hết các khoản thanh toán cung cấp hàng hoá dịch vụ được thực hiện chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp. Đồng thời hạn chế việc chạy kinh phí cuối năm
của các ĐVSD NSNN. Cũng thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã ngăn chặn kịp thời và từ chối thanh toán các khoản chi không đủ điều kiện, không đúng chế độ qui định.
- Với mục đích trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho cơ quan HCNN và đơn vị SN công tổ chức công việc, sử dụng lao động và các nguồn lực tài chính. Thủ trưởng đơn vị chủ động quyết định các khoản chi tiêu nội bộ trên cơ sở chế độ, định mức được cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời khoán chi nội bộ đến từng phòng, ban của cơ quan nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm của từng CBCC góp phần thực hiện tốt Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng.
Cơ quan KBNN thực hiện cấp phát ở một nhóm mục, đơn vị chủ động điều hành chi theo nhu cầu thực tế của đơn vị, số kinh phí trong năm sử dụng không hết được chuyển sang năm sau, tránh được việc đề nghị điều chỉnh nhóm mục và sử dụng kinh phí thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN đã bộc lộ những tồn tại và bất cập.