Về phương thức cấp phát: Hiện tại KBNN cấp tạm ứng cho ĐVSDNS chi tiết theo từng mục Điều này gây khó khăn cho ĐVSDNS và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Tiền Giang (Trang 46 - 49)

ĐVSDNS chi tiết theo từng mục. Điều này gây khó khăn cho ĐVSDNS và tăng thêm khối lượng công việc cho KBNN khi thực hiện thanh toán do phải điều chỉnh mục đã tạm ứng nhưng vì lý do nào đó nên chưa có nhu cầu chi.

2.8.7.Về phương thức kiểm soát chi ngân sách:

Hiện nay chúng ta chủ yếu thực hiện kiểm soát chi theo đầu vào, có nghĩa là về nguyên tắc, KBNN chịu trách nhiệm kiểm soát từng khoản chi của ĐVSD NSNN chuẩn chi đúng tiêu chuẩn chế độ và đối với những khoản chi phải đấu thầu hoặc chi đầu tư thì phải tuân thủ các nguyên tắc về đấu thầu và thủ tục chi ĐTXDCB. Trong điều kiện của chúng ta hiện nay thì công tác kiểm soát chi theo đầu vào sẽ bị hạn chế hiệu quả bởi một số vấn đề sau đây:

Vấn đề đầu tiên là các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt. Nhưng trên thực tế dự toán được duyệt của các đơn vị thường rất chậm, do vậy thường xuyên đầu năm thường ở dạng tạm cấp. Hơn nữa chất lượng dự toán như đã nêu trên chưa đạt yêu cầu quản lý, tình trạng điều chỉnh dự toán chi khá phổ biến ở các cấp ngân sách.

Vấn đề thứ hai là các khoản chi phải đảm bảo tiêu chuẩn định

mức, chế độ do nhà nước qui định. Nhưng trên thực tế hiện nay hệ thống các định mức của nước ta còn bất cập. Từ đó dẫn đến tình trạng các đơn vị sử

Chính vì các lý do trên mà hiệu quả của kiểm soát chi rất hạn chế, ở một giác độ nào đó thì có thể nói rằng chúng ta mới chỉ thực hiện được việc kiểm soát tính hợp pháp về thủ tục hồ sơ đó là việc chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị.

2.8.8.Tổ chức công tác kế toán chi ngân sách

Tổ chức công tác kế toán chi NS nói riêng và kế toán NSNN nói chung còn trùng lắp, chưa thống nhất về chỉ tiêu quản lý.

Kế toán chi NSNN hiện nay được ba đầu mối theo dõi, hạch toán, đó là: CQTC, KBNN, đơn vị thụ hưởng Ngân sách nhà nước.

CQTC hạch toán chi NSNN theo một chế độ hạch toán riêng theo nguyên tắc ghi sổ đơn. Chính vì vậy số liệu của CQTC mang tính chất thống kê hết sức rõ nét. Tiêu thức thống kê là luỹ kế theo mục lục ngân sách.

Cơ quan KBNN hạch toán chi theo nguyên tắc ghi sổ kép, theo một chế độ kế toán riêng, có theo dõi chi tiết theo MLNS do BTC ban hành.

Đơn vị HCSN thực hiện kế toán theo chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng BTC ban hành và cũng theo dõi các khoản chi tiêu cuả mình theo mục lục ngân sách.

Ba chế độ hạch toán kế toán riêng biệt do ba đầu mối thực hiện, đương nhiên khó có sự tương đồng, đặc biệt trong điều kiện các chuẩn mực về kế toán chi tiêu công cộng chưa được nghiên cứu và áp dụng. Đây là một trong những tồn tại gây cản trở khá lớn cho công tác quản lý và điều hành cũng như sẽ là cản trở lớn nhất nếu muốn áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách nhà nước trên diện rộng.

2.8.9.Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước:

Nguyên tắc, số liệu về chi NSNN trên sổ sách kế toán của đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của KBNN kể cả về tổng số và chi tiết và số liệu đó phải được xác nhận trước khi trình CQTC duyệt quyết toán, nhưng do dự toán kinh phí được phân phối theo nhóm mục, khi thực hiện chi, số liệu của đơn vị nếu có chênh lệch với KBNN không thể

nào phát hiện được, đến khi CQTC quyết toán cho đơn vị mới phát hiện. Mặt khác, khi thực hiện quyết toán cho đơn vị, có những khoản chi CQTC không thống nhất với KBNN về MLNSNN hoặc chế độ tiêu chuẩn, đinh mức chi tiêu. Theo nguyên tắc thì CQTC lập phiếu báo điều chỉnh gửi đến KBNN hoặc yêu cầu đơn vị đến KBNN nơi giao dịch thực hiện điều chỉnh. Nhưng thực tế không có sự kết hợp này nên chính vì vậy mà số liệu của KBNN với số liệu của đơn vị chỉ khớp nhau về tổng số, không khớp nhau số chi tiết. Bên cạnh đó, KBNN là cơ quan trực tiếp cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng KBNN chưa được tham gia thẩm tra quyết toán NS đối với các đơn vị, tách biệt các khâu kiểm soát trước, trong và sau. Do đó đã hạn chế hiệu quả công tác kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước.

Tình trạng trên là hệ quả mang tính dây chuyền của hàng loạt những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý chi NSNN, trước hết là chất lượng của công tác lập, duyệt, phân bổ dự toán chưa đồng bộ và chưa sát với nhu cầu chi tiêu của đơn vị thụ hưởng NSNN. Chế độ kế toán nhà nước chưa được ban hành, cả ba đầu mối đều hạch toán chi NSNN nhưng chỉ tiêu và tiêu thức hạch toán cũng như thống kê báo cáo chưa có tính đồng bộ; đồng thời công tác quyết toán NSNN chỉ mang tính hình thức. Tính hình thức ở đây thể hiện rõ ở chỗ việc cơ quan chủ quản cấp trên, hoặc CQTC duyệt quyết toán chi của đơn vị thực chất mới chỉ dừng lại ở giác độ kiểm tra những tiêu thức tổng hợp về nguồn kinh phí đã nhận, một số khoản chi tiêu lớn, chưa kiểm tra được toàn bộ các khoản chi tiêu của đơn vị.

Vai trò của cơ quan kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước trong việc kiểm toán các báo cáo tài chính của đơn vị HCSN hầu như chưa được nhắc đến. Chính vì vậy tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính chưa có độ tin cậy cần thiết.

2.8.10.Việc phân định trách nhiệm giữa KBNN với các cơ quan tài chính và giữa KBNN với các đơn vị sử dụng ngân sách chưa rõ ràng:

Phân định trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kiểm soát chi, xét trên giác độ quản lý thì việc phân định rõ ràng trách nhiệm pháp lý giữa người chuẩn chi và người kiểm soát chi là vấn đề hết sức trọng yếu trong công tác kiểm soát chi NSNN. Nhờ đó mà giúp cho người kiểm soát chi cũng như người chuẩn chi nắm rõ phạm vi, quyền hạn cũng như trách nhiệm pháp lý của họ trong việc thực hiện chi công việc của mình, qua đó công việc được tiến hành một cách trôi chảy hơn dựa trên nguyên tắc hết sức rõ ràng và minh bạch. Nguyên tắc phân định trách nhiệm pháp lý này phải được tôn trọng và thể chế hoá thành luật.

Trên thực tế, hiện nay vấn đề này đã bắt đầu chú ý, tuy nhiên chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Các qui định về trách nhiệm của các bên tham gia vào quản lý chi NSNN chỉ mới được đề cập đến với mức độ rất chung, không rõ ràng. Trong các văn bản không hề chỉ ra những sai phạm nào thuộc trách nhiệm của người chuẩn chi, những sai phạm nào thuộc người kiểm soát chi, những sai phạm nào thuộc cơ quan quản lý cấp trên. Chính vì vậy, việc xác định những sai phạm trong quản lý chi NSNN hiện nay là không rõ ràng, kéo theo việc xác định trách nhiệm vật chất trước những sai phạm, đó cũng hết khó khăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Tiền Giang (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)