2.8.1.Cơ chế cấp phát theo dự toán:
Tổng thời gian làm dự toán không đủ dài để đảm bảo ngày 1/1 hàng năm có dự toán cho các đơn vị thực hiện
Thẩm tra dự toán được giao của cơ quan Tài chính là công việc của CQTC xem xét, tính toán lại phương án phân bổ DTNS của cơ quan HCNN và đơn vị dự toán cấp I cho các ĐVSDNS trực thuộc.
° Mục tiêu của thẩm tra dự toán là kiểm tra lại phương án phân bổ dự toán của đơn vị có đúng theo những nguyên tắc phân bổ của NS hay không. ° Nguyên tắc phân bổ dự toán của các cơ quan HCNN, đơn vị bao gồm:
- Phải đảm bảo bố trí vốn, kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ đã được chi ứng trước dự toán;
chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau, khi phân bổ cũng phải thực hiện đúng theo quy trình phân bổ dự toán, tức là cũng phải gửi cho CQTC đồng cấp để thẩm tra. ° Nội dung thẩm định dự toán của cơ quan Tài chính gồm:
- Thẩm tra tính chính xác giữa phân bổ của cơ quan, đơn vị đến ĐVSDNS với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao;
- Bảo đảm đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NS; - Qua thẩm tra, nếu phát hiện phương án phân bổ không đảm bảo các yêu cầu trên thì CQTC yêu cầu cơ quan phân bổ điều chỉnh lại. Trường hợp cơ quan, đơn vị phân bổ NS không thống nhất với yêu cầu điều chỉnh của CQTC thì báo cáo TTCP (đối với các cơ quan, đơn vị TW), UBND(đối với cơ quan, đơn vị địa phương) để xem xét quyết định.
Trong phạm vi 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ DTNS, CQTC phải thẩm tra và có thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm tra đến cơ quan, đơn vị phân bổ NS. Trường hợp các Bộ, Tổng cục được tổ chức theo ngành dọc, chỉ phân bổ và giao dự toán đến đơn vị dự toán cấp II thì vẫn phải tổng hợp toàn bộ phương án phân bổ đến ĐVSDNS gửi BTC, BTC thực hiện thẩm tra và thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách.
Sau khi phương án phân bổ ngân sách được CQTC thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ NS quyết định giao DTNS cho các đơn vị trực thuộc, đồng gửi CQTC, KBNN cùng cấp và KBNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.
Về thẩm tra dự toán và thời hạn thẩm tra như trên trong thực tế còn khá nhiều tồn tại cần được khắc phục để đảm bảo dự toán sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao thì ĐVSDNS thực hiện ngay được dự toán của mình. Luật qui định là ngày 01 tháng 01 hàng năm, các ĐVSD NSNN phải có dự toán NSNN gởi KBNN để có căn cứ kiểm soát và cấp phát. Nhưng trên thực tế đến hết tháng 1 còn rất nhiều đơn vị chưa có dự toán chính thức được
duyệt gởi Kho bạc. Do vậy KBNN thường cấp phát ở dạng tạm ứng dự toán nên đã tăng thêm khối lượng công việc cho KBNN là phải thực hiện điều chỉnh khi có dự toán chính thức được duyệt.
2.8.2.Kiểm soát điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước:
Luật ngân sách cũng quy định trách nhiệm của KBNN trong việc thanh toán hoặc từ chối thanh toán các khoản chi NSNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NS của mình. Để thực hiện kiểm soát điều kiện này, từ đầu năm 2004 KBNN Tiền Giang thực hiện kiểm soát trên từng hồ sơ, tài liệu chứng từ của đơn vị sử dụng NS một khi thanh toán qua KBNN, như vậy mới đảm bảo thực chất của sự kiểm soát. Qua đó, trước hết tự bản thân các ĐVSDNS cũng đã thực hiện nghiêm tính chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của mình, nếu không thì KBNN không chấp nhận thanh toán.Tuy nhiên cũng cần làm rõ một số nội dung qua việc kiểm soát chi như sau:
- ĐVSDNS phải chứng minh với KBNN là người được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát chi về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ tài liệu và tính chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu:
Nhiều ĐVSDNS trong quá trình được kiểm soát chi và cả KBNN cũng cho rằng để thực hiện kiểm soát chi các điều kiện này thì người cán bộ của KBNN phải am tường tất cả các chế độ chi tiêu của từng đơn vị, từng ngành, từng lĩnh vực một. Tại văn phòng KBNN Tiền Giang tính đến thời điểm năm 2006 có 222/227 đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130 và 139 đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; 2 đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Như vậy, chỉ riêng văn phòng KBNN Tiền Giang đã có tổng số 368 đơn vị với 368 chế độ chi tiêu khác nhau mà văn phòng KBNN Tiền Giang phải kiểm soát. Đây là yêu cầu quá cao, song không phải như thế mà cán bộ KBNN không được yêu cầu các đơn vị phải có văn bản tài liệu chứng minh với KBNN tính đúng
đắn của khoản chi do đơn vị quyết định.
- Trong tổ chức thực hiện KBNN không phải kiểm soát đến tận cùng của từng chứng từ ban đầu của tất cả các khoản chi NSNN:
Để đảm bảo điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi không có cách nào khác là KBNN phải kiểm tra, kiểm soát thực tế chi tiêu của đơn vị có đúng chế độ không. Tuy nhiên, cần xem xét mức độ kiểm soát của KBNN đến đâu, đến cấp chứng từ, tài liệu nào mà vẫn đảm bảo được yêu cầu, nếu không mọi khoản chi đều được kiểm soát đến tận cùng của từng chứng từ ban đầu thì không phải là nhiệm vụ của KBNN trong kiểm soát chi và KBNN cũng không thể làm nỗi với khối lượng kiểm soát đó, hơn nữa cũng cần xác định rằng việc thực hiện khoản chi có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hay không thì thủ trưởng và kế toán ĐVSDNS là người ra quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Do đó, KBNN cần xác định mức độ kiểm soát của từng nội dung chi cho phù hợp.