Nghiên cứu ở ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 32 - 35)

Ngay từ thế kỷ 18, Morgagni và cộng sự đã mô tả 15 đứa trẻ vàng da. Biểu hiện lâm sàng, dịch tễ học của vàng da sơ sinh được mô tả trong các Y văn thế giới ở thế kỷ XIX thông qua quan sát thấy vàng da xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó lan dần xuống thân, rồi chân, tay và biến mất theo chiều ngược lại và đã khẳng định việc chẩn đoán xác định chỉ bằng cách định lượng bilirubin máu [34], [44]. Nghiên cứu của Newman và cộng sự cho thấy 10% trẻ da trắng, 4,4% trẻ da đen và 23% trẻ Đông Á có lượng bilirubin máu trên 13 mg%. Theo Kenneth (năm 1956), tỷ lệ vàng da tăng bilirubin máu là 2,5%, trong đó có 6,7% trẻ có bilirubin máu trên 20mg% và 30,5% trẻ có bilirubin máu > 30,5 mg%. Tỷ lệ tổn thương não do tăng bilirubin máu tăng tỷ lệ thuận với nồng độ bilirubin máu tăng. Nên chiếu đèn sớm hơn 6 giờ khi có dấu hiệu vàng da và có bất đồng nhóm máu ABO giữa mẹ và con [54], [65], [68].

Năm 1957, Bệnh viện Rochford General, Essex tai Anh quốc, tác giả Cremer và cộng sự đã quan sát thấy những tác dụng có lợi của ánh sáng trên vàng da sơ sinh. Sau những thử nghiệm phơi trẻ bị vàng da dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian từ 2 - 4 giờ đạt hiệu quả tốt, họ bắt đầu sử dụng ánh sáng nhân tạo, để điều trị vàng da sơ sinh vào năm 1958. Năm 1967, Obes Polleri bắt đầu áp dụng phương pháp chiếu đèn ở Nam Mỹ [34], [35].

Từ năm 1968, tại Hoa kỳ trong công trình nghiên cứu do Lucci lãnh đạo có các công trình nghiên cứu ở mức độ hàn lâm về toàn bộ vấn đề này. Kể từ đó, có hàng loạt các đề tài khoa học công bố về phương pháp chiếu đèn điều trị trẻ vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh. Nhiều hội thảo quốc tế về

chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh được tổ chức khắp nơi trên thế giới như tại Chicago (1969), Jesusalem (1974), Padua (1983), Creifwald (1980), (1985), (1989) và tại Tieste (1990), (1992). Tại Anh (1990), William J Cashore đã nghiên cứu đánh giá về ngộ độc não của bilirrubin [72]. Vì vậy, sử dụng liệu pháp ánh sáng để điều trị vàng da tăng bilirubin tự do đã được triển khai rộng rãi và mang lại hiệu quả tốt, góp phần làm giảm tỷ lệ thay máu hoặc biến chứng nặng do vàng da tăng bilirubin tự do.

Ngày nay một số tác giả đi sâu nghiên cứu cải tiến các loại đèn chiếu mới nhằm giảm nhanh nồng độ bilirubin trong máu như: Jun H. Kang (2005) đánh giá hiệu quả chiếu đèn 2 mặt [53], C. Djiokomuljianto (2006) đánh giá hiệu quả chiếu đèn màn bức xạ trắng giá thành thấp [43]. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy việc chiếu đèn thường không gây nguy hiểm gì cho trẻ, chỉ có một số tác dụng phụ thoáng qua như sốt, mẩn đỏ da, đi ngoài phân lỏng thường xử trí bổ sung thêm dịch, tăng chế độ ăn hoặc chiếu đèn ngắt quãng [53], [56]. Các nghiên cứu và áp dụng thay máu trong điều trị vàng da sơ sinh nặng đã được triển khai ở nhiều nước phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu và chuyển dần sang các nước đang phát triển. Năm 1989, Dikshit và cộng sự đã đánh giá thay máu sơ sinh vàng da ở Ấn Độ [46], năm 2006, NR. Kaini và cộng sự đã đánh giá tổng quát và sự phổ biến vàng da sơ sinh ở các đơn vị chăm sóc tích cực ở Nepal [64], năm 1999 Hsio-Bai Yang nghiên cứu vàng da sơ sinh thay máu ở trẻ có bất đồng nhóm máu ABO [52],... Ngày nay, ngoài điều trị vàng da tăng bilirubin bằng chiếu đèn, thay máu các tác giả còn nghiên cứu tìm cách quản lý, tiếp cận và phát hiện sớm vàng da để can thiệp như: A. Hobbs (2009), nghiên cứu xu hướng nhập viện và quản lý vàng da ở Mỹ [39], A Amirshaghi (2008) đã nghiên cứu hiểu biết, kiến thức thực hành vàng da sơ sinh ở Iran [36], A Cakmak (2008) nghiên cứu dấu hiệu sinh hóa chỉ dẫn sớm chẩn đoán và tiên lượng vàng da sơ sinh [37], A. D. Chowdhury, D. B. Shortland, M. Hussey (2008), nghiên cứu sự hiểu biết vàng da sơ sinh để quản lý, tiếp cận phát hiện sớm ở Anh [34]. Đồng thời các tác giả quan tâm

nghiên cứu các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến vàng da và các điều trị hỗ trợ khác như: H. D. Buiter, S. S. Dijkstra, R. F. Oude Elferink, P. Bijster, H. A. Woltil, H. J. Verkade (2008) nghiên cứu sự liên quan với chế độ dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh vàng da [50], M.B O. Olusanya (2006) về sự liên quan với yếu tố nhiễm khuẩn ở trẻ điều trị vàng da kéo dài [61], McGraw - Hill (2004) cũng đã nghiên cứu các vấn đề bệnh tật kèm theo và sử dụng thuốc ở trẻ sơ sinh vàng da [62], S. De Smet, F. Monpoux, C. Dageville, A. M. Maillotte, F.Casagrande, P. Boutte (2009) nghiên cứu sử dụng thuốc miễn dịch liều cao ở trẻ vàng da sơ sinh có nhiễm khuẩn, huyết tán đồng miễn dịch [70] và SK. Moerschel đã nghiên cứu về thực hành tiếp cận vàng da sơ sinh [69]. Như vậy cho thấy điều trị vàng da tăng bilirubin tự do cơ bản là chiếu đèn, những trường hợp nặng cần phải thay máu và đã được áp dụng hầu hết các nước trên thế giới. Xu hướng điều trị vàng da sơ sinh đi sâu vào việc quản lý, tiếp cận, nâng cao kiến thức cho các bà mẹ và cộng đồng, tăng cường theo dõi sau đẻ, chẩn đoán và điều trị sớm vàng da tăng bilirubin tự do trẻ sơ sinh để hạn chế tối đa điều trị thay máu và biến chứng vàng nhân não, xu hướng cải tiến chất lượng đèn chiếu và điều trị hỗ trợ để giảm nhanh nồng độ bilirubin máu.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: trẻ sơ sinh được chẩn đoán xác định là vàng da tăng bilirubin tự do có chỉ định điều trị chiếu đèn. tăng bilirubin tự do có chỉ định điều trị chiếu đèn.

- Đối tượng loại trừ

+ Trẻ vàng da do tăng bilirubin trực tiếp.

+ Trẻ có diễn biến nặng trước khi chiếu đèn do mắc bệnh kèm theo khác (suy hô hấp nặng, nhiễm trùng huyết, tắc ruột bẩm sinh... ) không thể thực hiện chiếu đèn.

+ Trẻ có chỉ định thay máu và đã được chiếu đèn trước khi vào viện.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 32 - 35)