Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê trên phần mềm SPSS 13.0.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu tại khoa Nhi bệnh viện ĐKTƯTN từ ngày 1/01/ 2009 đến 30/ 06/ 2009 có 363 bệnh nhân sơ sinh vào viện, trong đó 141 trẻ bị vàng da tăng bilirubin tự do chiếm tỷ lệ 38,8 % (sơ đồ 3.1).
Vàng da n=141 (38,8%)
Tổng số trẻ n=363 (100%)
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ vàng da tăng bilirubin tự do trên tổng số trẻ sơ sinh vào viện
Chúng tôi đã loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu 10 trường hợp vì không đủ tiêu chuẩn lựa chọn. Vậy số mẫu nghiên cứu chính thức là 131 trẻ.
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Giới n Tỷ lệ (%)
Nam 75 57,3
Nữ 56 42,7
Nhận xét:
75 trẻ nam trên tổng số 131 trẻ bị vàng da tăng bilirubin tự do chiếm (57,3%), nhiều hơn trẻ nữ (42,7%).
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc
Dân tộc n Tỷ lệ (%)
Thiểu số 44 33,6 Kinh 87 66,4
Tổng 131 100
Nhận xét:
Trẻ dân tộc Kinh bị vàng da tăng bilirubin tự do gặp nhiều hơn (64,4%), trong khi trẻ dân tộc thiểu số chiếm là 33,6%.
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần) n Tỷ lệ (%)
< 37 89 67,9 ≥ 37 42 32,1
Tổng 131 100
Nhận xét:
Vàng da chủ yếu gặp ở trẻ đẻ non (67,9%), còn lại là trẻ đủ tháng (32,1%).
Bảng 3.4. Tuổi xuất hiện vàng da trung bình theo tuổi thai
Tuổi thai (tuần) n Tuổi xuất hiện vàng
< 37 89 2,5 ± 0,8
> 0,05 ≥ 37 42 2,3 ± 0,9
Tổng 131 2,4 ± 0,8
Nhận xét:
Ngày xuất hiện vàng da trung bình sau sinh ở 2 nhóm trẻ đẻ non và trẻ đẻ đủ tháng tương đương. Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).