Cơ sở đề xuất cải tiến

Một phần của tài liệu động lực học cơ cấu rung rlc (Trang 28 - 29)

Nguyên lý hoạt động của cơ cấu rung - va đập RLC-07 là khi lõi sắt ở tại vị trí một đầu ống dây (Điểm A), lực điện từ tƣơng tác giữa ống dây và lõi (FđtA) có giá trị rất lớn

sẽ kéo lõi sắt chuyển động rất nhanh về phía điểm giữa ống dây (Điểm B). Do quán tính (FqtA), lõi sắt tiếp tục chuyển động về phía đầu kia của ống dây (Điểm C). Tại

đây, lực điện từ (FđtC) có giá trị lớn sẽ buộc lõi sắt dừng lại và chuyển động ngƣợc lại (xem hình 2.10). Cứ nhƣ vậy lõi sắt sẽ đƣợc chuyển động một cách tuần hoàn, liên tục.

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là trong quá trình vận hành, khi lõi sắt chuyển động từ điểm A đến điểm B, theo quán tính nó sẽ tiếp tục đến điểm C nhƣng cũng bắt đầu từ điểm B lõi sắt đã bị tác động của lực điện từ tác động kéo ngƣợc trở lại, vì vậy lõi sắt sẽ chuyển động chậm dần về điểm C, điều này cũng đồng nghĩa rằng tại điểm B vận tốc của lõi sắt đạt giá trị lớn nhất. Vì thế để khai thác tối ƣu công năng của cơ cấu, vị trí va đập sẽ phải là vị trí ở gần điểm B nhất, điều này cũng đã đƣợc tác giả Nguyễn Văn Dự đề cập đến [3] với phƣơng án chọn vị trí va đập tại điểm B, nguồn điện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28

B A

Fd t

Flòxo

Hình 2.11. Hành trình chuyển động của lõi sắt trong phương án đưa lò xo vào cơ cấu

đƣợc cung cấp vào cơ cấu một cách gián đoạn với tần số đƣợc điều chỉnh sao cho phù hợp với quá trình vận hành của lõi sắt. Với nguyên lý khi lõi sắt đến điểm va đập B nguồn điện sẽ bị cắt, một lò xo mềm sẽ làm nhiệm vụ đƣa lõi sắt trở về vị trí xuất phát A, nguồn điện sẽ lại đƣợc đóng để lực điện từ kéo lõi sắt vào điểm va đập B. Nhƣ vậy lõi sắt sẽ đƣợc chuyển động tuần hoàn, liên tục.

Một phần của tài liệu động lực học cơ cấu rung rlc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)