Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 59 - 72)

C ơ cấu nội ngành

540 604 738 815 815 960 177,8 Đầu tư của nước ngoài160 150 180 200 200 300 187,

2.2.3. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh

Hà Nội (trong đó có huyện Đông Anh) là một địa phương có nhiều cố gắng trong đào tạo.

Số lượng đào tạo trong 5 năm qua là rất lớn. Tuy nhiên, quy mô của các cơ sở đào tạo tập trung hầu như không thay đổi năm 2005, cũng tương tự như năm 2001.

Biểu số 16: Kết quả đào tạo của Hà Nội (và Đông Anh) trong 5 năm 2001 - 2006

Đơn vị: số người tốt nghiệp

Hệ đào tạo Tổng số 2001 - 2005 Năm 2001 Năm 2005 Tổng số Hà Nội Trong đó ĐA Tổng số Hà Nội Trong đó ĐA Tổng số Hà Nội Trong đó ĐA 1. Hệ đại học, cao đẳng 280.500 3.000 75.209 340 75.455 577 2. Trung học nghiệp vụ + kỹ thuật 125.620 5.500 31.520 820 31.826 1039 3. Các trường dạy nghề 75.850 4.700 15.976 840 18.500 800 4. Các trung tâm dạy nghề 25.600 1.500 5.700 203 6.900 355 5. Trung tâm dạy nghề tư nhân 5.000 1.000 1.050 200 1.400 250 6. Kèm cặp dạy nghề tư nhân 105.000 5.000 20.000 1.000 23.000 1.030 7. Các hình thức khác 37.000 6.000 5.000 50 9.500 300

Nguồn tài liệu: Báo cáo của UBND huyện

Các trường và cơ sở dạy nghề chưa thu hút được hết số học sinh tốt nghiệp cấp III và cấp II thí dụ: theo số liệu 17 - năm học 2004 - 2005 có khoảng 1600 em tốt nghiệp cấp II nhưng được vào cấp III, gần 2000 em tốt nghiệp cấp III không được vào Đại học, cao đẳng. Vậy là số có trình độ văn hoá để học nghề là 3600 em, nhưng chỉ có trên 2000 em vào các cơ sở dạy nghề (đạt khoảng 55%). Qua điều tra thấy rằng:

Biểu 17: Số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở/trung học phổ thông/ bổ túc văn hoá/ vào đại học, trung học nghiệp vụ, dạy nghề 2001 - 2005.

Năm học

Học sinh tốt nghiệp

Học sinh vào lớp 10 Học sinh tốt nghiệp PTTH, BTVH (người)

Học sinh vào đại học, cao đẳng, THCN, dạy nghề

Tổng số

(người) Tỷ lệ (%)

Vào đại học Vào TH công nghiệp Vào các cơ sở dạy nghề Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Tỷ lệ (%) 2001-2002 4.265 2.558 60 3.747 337 10 742 22 843 25 2002-2003 4.196 2.601 62 3.304 363 11 826 25 842 25,5 2003-2004 4.358 2.833 65 5.750 805 14 1.322 23 1.495 26 2004-2005 5.180 3.626 70 3.850 577 15 1.039 27 1.155 30

Nhiều em không có điều kiện đi học tập trung, lí do quan trọng nhất là thiếu kinh phí học tập.

Biểu số 18: Các khó khăn khi tham gia đào tạo của Lao động ở Đông Anh

Đơn vị tính: % so với tổng số hộ điều tra

Các khó khăn K/v thuần nông K/v có thêm nghề TCN Khu vực đô thị hoá nhanh Ghi chú 1. Thiếu kinh phí cho học tập 52.27 55.00 46.51

2. Không có thời gian thích hợp 27.27 20.00 27.91 3. Không có nghề đào tạo thích hợp 20.45 40.00 18.60 4. Trường đào tạo quá xa 54.55 45.00 27.91

5. Khó khăn khác 2.27 20.000 6.98

Nguồn: phỏng vấn qua phiếu hỏi mỗi khu vực 100 hộ x 3 = 300 hộ

Theo biểu 18 có ít nhất 5 khó khăn, cản trở các em đi học nghề trong đó, do thiếu kinh phí học tập; trường quá xa; và không có nghề đào tạo thích hợp là những nguyên nhân đáng quan tâm nhất.

Các cơ sở đào tạo tập trung ở Hà Nội mấy năm qua phát triển nhanh, nhưng số cơ sở đào tạo trên đất Đông Anh tăng chậm, trong đó, số cơ sở dạy nghề không thay đổi (theo biểu số 19).

Biểu 19: Số lượng cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội trong đó có Đông Anh năm 2001 - 2005.

Loại cơ sở Số cơ sở có ở năm 2001 Số cơ sở có ở năm 2005 Ghi chú 1. Trường đại học TS Trong đó ở ĐA TS Trong đó ở ĐA

2. Trường cao đẳng 43 49

3. Trường Trung học kinh tế +Nghiệp vụ

30 2 38 3

4. Trường dạy nghề kinh tế - nghiệp vụ

21 2 21 2

5. Trung tâm dạy nghề kinh tế 25 2 25 2 6. Trung tâm dạy nghề các

đoàn thể

6 - 7 -

7. Trung tâm dạy nghề tư nhân 45 3 60 4 8. Các hình thức đào tạo khác 140 7 175 12

* Nguồn tài liệu: Niên giám Thống kê Thành phố Hà Nội

Biểu 19 cho thấy số lượng cơ sở đào tạo trên địa bàn Đông Anh và cả Hà Nội.

Theo điều tra của Trường cao đẳng nay là Đại học Lao động xã hội tháng 11/2003 thì địa chỉ học tập của lao động đã qua đào tạo trong huyện chủ yếu là ở các trường trên địa bàn Hà Nội (số học sinh tại các trường ngoài Hà Nội qua các năm chỉ chiếm 6 - 8%). Lao động đã qua đào tạo tại các khu vực thuần nông chủ yếu học tại các trường đóng trên địa bàn huyện (> 50%); còn ở các vùng có nghề tiểu thủ công nghiệp là 24%, các vùng đô thị hoá nhanh là 22%.

Về mặt số lượng theo biểu số 16 thành tích là rất lớn. Cơ cấu ngành nghè ngày càng đa dạng hơn. Mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng theo các ngành nghề thì có sự khác nhau. Theo điều tra ở các xã trong huyện thì ở nghề vật liệu xây dựng là 83,3%; thương mại là 83%; xây dựng 75%; nông lâm nghiệp 75%; các dịch vụ tài chính, ngân hàng 71,3%; kỹ thuật điện 59%; công nghệ thông tin 43%; Dệt may, da giầy 66,3%; chế biến thực phẩm 55%; Nhà hàng, khách sạn 66%. Như vậy, ở các ngành nghề dịch vụ, dệt may, công nghệ thông tin v.v.. tỷ lệ đáp ứng nhu cầu về lượng còn thấp.

Một vấn đề nữa cần xem xét là: sự phù hợp giữa ngành nghề được đào tạo và công việc hiện đang làm của người lao động (khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng). Điều tra trên địa bàn các huyện ngoại thành của Hà Nội (trong đó có Đông Anh) Báo cáo của Trường Cao đẳng (nay là đại học) Lao động Hà Nội tháng 11/2003 đã cho các số liệu sau:

- Phù hợp là 72,9%; 53,14%; 73,33% tương ứng với 3 khu vực (thuần nông; có nghề tiểu thủ công; đô thị hoá nhanh).

- Không phù hợp: 4,65%; 21,88%; 16,67% tương ứng với 3 khu vực (thuần nông, có nghề tiểu thủ công nghiệp, đô thị hoá nhanh).

Như vậy, tỷ lệ % phù hợp đối với khu vực ngành nghề là thấp nhất. Ở các vùng này theo yêu cầu của thị trường, nghề nghiệp của người lao động

được đổi mới liên tục, khả năng cơ động nghề đào tạo của trường khó có thể đáp ứng được.

Biểu 20: Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề ở Hà Nội Đơn vị: % tổng số người Tên ngành nghề 1999 2001 2002 Ghi chú 1. Tin học, điện tử 19 22.5 22.0 2. Lái xe 18.5 18.2 15.0 3. Xây dựng 15.0 13.2 14.0 4. Cơ khí 11.5 10.5 11.0 5. May mặc 8.5 8.6 9.0 6. Điện, nhiệt 8.0 7.6 8.0 7. Ăn uống, dịch vụ 8.2 8.4 9.2

8. Sửa chữa ô tô, xe máy 5.0 5.1 5.0

9. Nông nghiệp 1.8 1.7 1.8

10. Nghề khác 4.5 4.2 5.0

Nguồn: Báo cáo đào tạo nghề năm 2002 của Sở Lao động thương binh và xã hội

Theo biểu số 20, thì chỉ có các ngành nghề: Tin học, may mặc, dịch vụ ăn uống là có sự gia tăng ít nhiều

Về chất lượng

Theo điều tra của Trường cao Đẳng (nay là Đại học) Lao động xã hội (tháng 11/2003) thì 63.16% nguồn lao động đã tốt nghiệp đang công tác tại các vùng thuần nông đánh giá tốt về cơ cấu và chất lượng đào tạo (số đánh giá trung bình là 36.84%); ở khu vực có nhiều nghề thủ công thì sự đánh giá có khác: đánh giá tốt chỉ còn 59.52%; ở khu vực đang đô thị hoá nhanh chỉ là 49.44%. Như vậy, ở các khu vực mà tiếp cận với những biến động về kinh tế xã hội thì chất lượng đào tạo chưa được đánh giá cao. Đi sâu vào cơ cấu nội dung đào tạo, người sử dụng lao động có ý kiến như sau:

Các Doanh nghiệp Nhà nước đánh giá, về lí thuyết ở bậc Đại học 71,4% số người được hỏi đánh giá tốt; về kỹ năng thực hành 42.8% người được đánh giá tốt; ở bậc Cao đẳng các thông số trên là: 75% và 50%; ở bậc trung học các chỉ số trên là: 60% và 40%; ở các trường dạy nghề các thông số trên là: 75% và 50%.

Như vậy, với tư cách người sử dụng lao động các doanh nghiệp quốc doanh trong nước đều có chung nhận xét chất lượng đào tạo kỹ năng chưa tốt.

Các doanh nghiệp FDI và CNTNHH đánh giá với các thông số tương ứng là:

- Đại học: lý thuyết 50% và kỹ năng 50% - Cao đẳng: lý thuyết 60% và kỹ năng 40% - Trung học: lý thuyết 50% và kỹ năng 67% - Dạy nghề: lý thuyết 57% và kỹ năng 42%

Với các loại doanh nghiệp này sự đánh giá nghiêm khắc hơn. Các thông số đánh giá về kiến thức lí thuyết và thực hành đều được đánh giá thấp.

Về sự phù hợp của các hình thức đào tạo.

Theo biểu 16 thì các hình thức đào tạo khá phong phú, đa dạng. Các hình thức chủ yếu là: học tập trung dài hạn; các khoá bồi dưỡng ngắn hạn; kèm cặp tại các loại doanh nghiệp. Có thể do Nhà nước tổ chức, các tổ chức đào tạo do các thành phần kinh tế tập thể tư nhân đảm nhận.

Với các trường dạy nghề tập trung dài hạn có kinh nghiệm đào tạo nhiều năm. Tuy nhiên, cũng có những bất cập về chương trình đào tạo, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu mới; đặc biệt trong điều kiện người lao động khó khăn về kinh phí, không có trình độ văn hoá đủ yêu cầu qui định, không đi xa gia đình dài ngày được thì hình thức này lại không đủ sự mềm dẻo để đáp ứng yêu cầu của nhóm người lao động này.

Qua điều tra cho thấy động cơ theo học của người lao động trước hết là tìm việc làm ở khu vực thuần nông nghiệp động cơ này theo điều tra là 98.4% so với tổng số lao động tham gia đào tạo; ở khu vực có nghề tiểu thủ công nghiệp là 60,56%; khu vực đô thị hoá nhanh là gần 80%. Động cơ rời bỏ nghề nông để vào thành phố làm việc với ngành mới (ngành chọn để được đào tạo) chiếm tỷ lệ cao. Ở vùng có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp động cơ tiếp tục làm các nghề truyền thống được coi trọng.

Nghiên cứu động cơ tham gia đào tạo, những khó khăn của người tham gia đào tạo có thể thấy hình thức đào tạo phù hợp là một biện pháp quan trọng để thu hút người lao động tham gia đào tạo.

Về phía các cơ sở đào tạo: không kể các cơ sở đào tạo được Nhà nước tổ chức. Các cơ sở đào tạo tư nhân. Theo điều tra của chúng tôi thi tỷ lệ số hộ tham gia đào tạo nghề, chủ yếu là nghề truyền thống, ở khu vực thuần nông là: 2,86%; ở khu vực có nghề tiểu thủ công nghiệp là 28.21%; ở khu vực đô thị hoá nhanh là 8,7%. Như vậy, là số hộ tham gia đào tạo là rất đông. Mục đích tham gia đào tạo ở khu vực thuần nông 25% để có thêm thu nhập; 50% đào tạo để bổ xung cho nguồn nhân lực của gia đình, 25% đào tạo giúp đỡ các hộ khác ở khu vực có nghề tiểu, thủ công nghiệp các tỷ lệ tương ứng là: 4.55%; 90,91%; 4,64%; ở khu vực đô thị hoá nhanh các tỷ lệ tương ứng là: 12,5%; 62,5%; 25%.

Như vậy, mục tiêu đào tạo của các gia đình là để phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho cơ sở nghề nghiệp của chính họ và người thân; Mục tiêu kiếm tiền từ kinh doanh đào tạo còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Vì vậy ở các vùng này truyền nghề là chính chứ chưa phải đào tạo bài bản.

- Vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân các vùng bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp tập trung và các đô thị.

Biểu số 21: Tình hình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Đông Anh

Năm Tổng diện tích bị thu hồi đất (ha) Số hộ bị thu hồi đất Tổng số hộ

Trong đó mức độ thu hồi 30% 30-70% Trên 70% 100% 2001 3,5 1.500 1.000 500 - - 2002 60 2.700 800 1.500 400 - 2003 120 3.600 1.500 1.600 500 - 2004 150 4.000 2.000 1.550 450 - 2005 160 4.200 2.200 1.600 400 - Tổng số 493.5 16.000 7.500 6.750 1.750

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Đông Anh

Từ năm 2001 đến 2005 Đông Anh đã thu hồi gần 500 ha đất nông nghiệp phục vụ phát triển 78 dự án công nghiệp và đô thị. Ảnh hưởng đến

công việc làm của 16.000 hộ nông dân (với gần 50.000 lao động). Đặc biệt có gần 9000 lao động (với gần 30.000 lao động) bị thu hồi đất với tỷ lệ cao, khó có thể tiếp tục nghề nông.

Biểu số 22: Tình hình việc làm của dân cư vùng bị thu hồi đất sau khi thực hiện thu hồi

Đơn vị tính: %

Tên vùng lao độngTổng số Tiếp tục nghề cũ

Chuyển hẳn sang nghề mới Xen kẽ cả nghề cũ + mới Số được qua đào tạo Số chưa có nghề nghiệp và chưa có việc làm KCN Bắc Thăng Long 100 25 20 50 5 5 KCN Nguyên Khê 100 50 15 32 3 3 Làng nghề Vân Hà 100 70 10 18 4 2

* Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Đông Anh

Theo báo cáo của Huyện Đông Anh thì ở các vùng thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp tập trung Bắc Thăng Long chỉ có 25% là có thể tiếp tục nghề nông, số còn lại có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp. Ở các khu, cụm công nghiệp làng nghề, mặc dù đã có nghề thủ công nghiệp truyền thống nhưng chỉ đủ thu hút được 50-70% số lao động nếu có đào tạo. Thực tế ở các vùng bị thu hồi đất, mặc dù chính quyền và nhân dân đều rất cố gắng sắp xếp, tạo việc làm cho nhân dân nhưng đến nay vẫn còn 2÷3÷5% người bị thu hồi đất chưa có việc làm, gây nên những bất ổn về xã hội.

Vấn đề đào tạo ở các vùng bị thu hồi đất đặt ra rất bức xúc vì nó gắn với tạo việc làm, nghề nghiệp mới cho những nông dân đã bị thu hồi mất tư liệu sản xuất cơ bản là ruộng đất. Khối dân cư và lao động lại có những đặc điểm riêng đòi hỏi các phương thức đào tạo phù hợp.

Các đặc điểm đó là: độ tuổi, trình độ văn hoá, gánh nặng gia đình v.v.. và đặc biệt là thời gian giải quyết lại rất gấp gáp (gắn với tiến độ thu hồi đất).

Thực tế những năm qua dân cư các vùng bị thu hồi đất tự do chuyển đổi nghề nghiệp để kiếm sống là chính, tỷ lệ được qua đào tạo rất thấp 3÷4÷5%, thậm chí đến nay vẫn còn khoảng 5% lao động chưa có việc làm. Theo điều tra của chúng tôi thì các hướng tự học hỏi để chuyển nghề như sau:

+ Một số có độ tuổi lao động trẻ đi làm thuê và qua đó học nghề thủ công ở các làng có nghề.

+ Một số, nhất là phụ nữ chuyển học các nghề dịch vụ thương mại phục vụ con người, may mặc. Nam giới thì dịch vụ sửa chữa cơ khí, môi trường, vận tải, xây dựng, vi tính, văn phòng quanh các khu công nghiệp đô thị mới.

+ Một số được tuyển làm việc tại các nhà máy trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ địa phương Đông Anh không nhiều.

+ Một số sử dụng kinh phí được bồi thường tiếp tục làm nông nghiệp nhưng tính chất nông nghiệp thành thị rõ hơn (như trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh, chăn nuôi công nghiệp v.v..).

Chính quyền thành phố và huyện đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, tác động của nó còn rất hạn chế bởi nhiều khó khăn:

+ Hướng ngành nghề đào tạo không chủ động trước được, bởi quy hoạch đào tạo không được xây dựng đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất, thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nên các trường đào tạo, các trung tâm dạy nghề rất lúng túng. Những người lao động cũng không biết học nghề gì để bảo đảm là nếu bị thu hồi đất thì chắc chắn có chỗ, có nghề để làm việc.

+ Theo quy định tại điều 29 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì "Hộ gia

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở Huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w